Máy toàn đạc tự động là gì? Một số tính năng phổ biến
Máy toàn đạc tự động là dòng máy mới xuất hiện trên thị trường trắc địa thế giới. Với mức giá cao hơn nhiều so với máy toàn đạc điện tử đang phổ biến hiện nay, liệu máy toàn đạc tự động có những ưu điểm nổi bật gì? Mời bạn cùng Csurvey tìm hiểu chi tiết qua bài viết!
Khái niệm máy toàn đạc tự động
Máy toàn đạc tự động (tiếng Anh là Robotic Total Station) là máy toàn đạc điện tử và được tích hợp thêm công nghệ tự động cho phép máy có thể được vận hành từ xa bởi duy nhất một người.
Máy toàn đạc tự động giúp tiết kiệm thời gian và nhân lực đáng kể so với máy toàn đạc điện tử. Bởi máy toàn đạc điện tử cần tới ít nhất hai người để làm việc (Một người đứng máy và một người đi gương) thì máy toàn đạc tự động chỉ cần một người.
Về cơ bản, hai loại máy toàn đạc điện tử và tự động có cùng cơ chế hoạt động. Cả hai thiết bị này đều dùng bộ vi xử lý để giải quyết số liệu đo xa, đo góc ngang, góc đứng của các điểm qua đó giải quyết những bài toán dùng trong việc đo lường, khảo sát, bố trí điểm, tìm điểm khuất…
Cơ chế đo của máy toàn đạc điện tử và tự động là hoàn toàn giống nhau, đó là chiếu tia hồng ngoại đến một tấm phản xạ, rồi dựa vào thời gian di chuyển đi/về của tia hồng ngoại để tính toán khoảng cách từ trạm máy đến điểm đo.
Điểm khác biệt giữa máy toàn đạc điện tử và máy toàn đạc tự động là công nghệ. Cụ thể, máy toàn đạc tự động sẽ có thêm một số công nghệ khác. Điều này đảm bảo thiết bị có thể được vận hành từ xa bởi duy nhất một người. Cụ thể, máy toàn đạc tự động sử dụng gương 360 độ với công nghệ truyền dữ liệu từ xa, động cơ tự động cho phép máy toàn đạc tự động xoay ngang, xoay dọc trên một trục cố định.
Máy toàn đạc tự động có những tính năng nổi trội gì?
Các máy toàn đạc tự động thường có 1 số tính năng nổi trội dưới đây:
Một người làm việc
Như các máy toàn đạc điện tử bình thường, bạn sẽ cần ít nhất là 2 người để làm việc. Bao gồm 1 người vận hành máy, 1 người cầm gương và di chuyển. Trên các máy tự động bạn chỉ cần 1 người duy nhất là có thể làm việc các công việc này thông qua một bộ điều khiển được kết nối với máy.
Bộ vi xử lý để phát hiện và bám sát mục tiêu đo
Bộ vi xử lý của máy toàn đạc tự động được tích hợp trong máy tự động cho phép máy bắt đúng tâm gương nhanh chóng với độ chính xác cao. Sau khi bắt được tâm gương, máy toàn đạc tự động sẽ liên tục quay máy hướng tới gương khi có lệnh từ người điều khiển.
Tín hiệu truyền đi liên tục
Các dữ liệu điểm đo ở máy toàn đạc tự động được truyền liên tục từ trạm máy đến sổ tay điện tử gắn trên sào gương. Điều này xảy ra thường xuyên hơn, đảm bảo tính ổn định khi làm việc.
Tiết kiệm thời gian làm việc
Thiết bị này tích hợp chế độ tự động bám và bắt gương, tiết kiệm thời gian ngắm mục tiêu hơn cho người dùng. Điều này phù hợp với các phép đo ngoài thực địa, giúp thiết bị thực hiện nhanh hơn so với máy toàn đạc điện tử thông thường.
Tuy nhiên, trước khi đầu tư máy toàn đạc tự động, bạn cần cân nhắc rất nhiều yếu tố:
Yếu tố giá cả: Hiện tại, giá một chiếc máy toàn đạc tự động dao động từ 300 - hơn 1 tỷ đồng. Đây là mức giá được đánh giá cao so với thực tế của ngành trắc địa tại thị trường Việt Nam.
Yếu tố nhân sự: Chưa có nhiều kỹ sư ở Việt Nam có thể nắm bắt hoàn toàn được kỹ thuật sử dụng máy toàn đạc tự động.
Vậy có thể thấy, việc sở hữu một chiếc máy toàn đạc tự động ở thời điểm hiện tại là câu chuyện trong tương lai. Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học công nghệ, trong tương lai chắc chắn loại máy này sẽ phổ biến hơn với mức giá tốt.
Bản chất máy toàn đạc tự động không khác nhiều so với máy toàn đạc điện tử. Tuy nhiên, loại máy này sở hữu thêm một số công nghệ và tính năng nổi bật hơn. Loại máy này hiện vẫn chưa phổ biến tại thị trường Việt Nam như máy toàn đạc điện tử.
Tham khảo một số dòng máy toàn đạc điện tử đang được ứng dụng nhiều trên thị trường:
Tin nổi bật
-
Tư vấn hướng nghiệp: Ngành kỹ sư trắc địa - Cơ hội việc làm, mức lương
-
Việt Thanh Group – đi đầu ứng dụng công nghệ RTK GNSS trong khảo sát địa hình tại Thanh Hóa
-
Gốc tọa độ là gì và ứng dụng trong hệ tọa độ địa lý
-
Lidar là gì? Ứng dụng và xu hướng của Lidar trong ngành trắc địa
-
Góc phương vị là gì? Cách xác định góc phương vị bằng máy toàn đạc
Tin tức liên quan
-
Tư vấn hướng nghiệp: Ngành kỹ sư trắc địa - Cơ hội việc làm, mức lương
-
Việt Thanh Group – đi đầu ứng dụng công nghệ RTK GNSS trong khảo sát địa hình tại Thanh Hóa
-
Gốc tọa độ là gì và ứng dụng trong hệ tọa độ địa lý
-
Lidar là gì? Ứng dụng và xu hướng của Lidar trong ngành trắc địa
-
Góc phương vị là gì? Cách xác định góc phương vị bằng máy toàn đạc