Công Nghệ Bay Chụp Và Xử Lý Ảnh
Sự tiến bộ của khoa học công nghệ đã và đang giúp con người đưa ra những giải pháp đo đạc tối ưu, nhằm giảm thiểu sức lao động, chi phí sản xuất mà vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vài năm trở lại đây, với sự ra đời và phát triển của công nghệ bay chụp và xử lý ảnh UAV đã và đang đưa công tác trắc đạc lên tầm cao mới và đang dần trở thành biện pháp đo đạc tối ưu cho những khu vực khó tiếp cận và có diện tích lớn. Vậy công nghệ bay chụp và xử lý ảnh UAV là gì, phạm vi áp dụng ra sao… trong bài viết này Công ty cổ phần Tập đoàn Việt Thanh sẽ trả lời câu hỏi này cho các bạn.
1. Các khái niệm về công nghệ bay chụp.
1.1. UAV là gì?
UAV là viết tắt của Unmanned aerial vehicle, có nghĩa là thiết bị bay không người lái, hoặc máy bay không người lái, là tên gọi chỉ chung cho các loại máy bay mà không có phi công ở buồng lái và được điều khiển từ xa từ trung tâm. Loại máy bay này được dùng để phục vụ cho mục đích trinh thám quân sự, hoặc dân sự. Loại tổ hợp máy bay này có khả năng tự động hóa các hoạt động của máy bay cao, không đòi hỏi những trang thiết bị hàng không đặc chủng, giá thành khai thác sử dụng và bảo trì hệ thống để phục vụ lâu dài rẻ, trong quân sự, loại máy bay này có đặc tính tấn công chớp nhoáng.
1.2. Drone là gì?
Thiết bị dùng cho quay phim chụp ảnh trên không (drone with camera) hay thường bị gọi nhầm tại Việt Nam là flycam, là một loại thiết bị bay không người lái có lắp camera hay máy ảnh để quay phim hoặc chụp ảnh từ trên cao. Nó được điều khiển từ xa bằng trình điều khiển riêng biệt hoặc có thể kết nối vào điện thoại, máy tính bẳng để điều khiển qua sóng wifi. Ngày nay các thiết bị này được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực quay phim, chụp ảnh từ trên cao.
Tuy nhiên khi sử dụng các thiết bị này tại Việt Nam, chủ máy cần phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép sử dụng, đặc biệt là tại các địa điểm quan trọng về quân sự, chính trị, hoặc trên vùng đất công cộng... cũng như quan hệ với quyền riêng tư của cá nhân hay cộng đồng khác.
Hiện này tại thị trường Việt Nam, có khá nhiều các đơn vị đang cung cấp các thiết bị bay chụp của nhiều thương hiệu khác nhau như: DJI, Autel Robotics, Parrot, PowerVision, Yuneec, Gopro Karma…
2. Ứng dụng của công nghệ bay chụp và xử lý ảnh
Công nghệ bay chụp ảnh hiện nay được ứng dụng vào rất nhiều các lĩnh vực trong cuộc sống. Tuy nhiên ứng dụng của công nghệ bay chụp được chia thành 2 mục đích chính là: mục đích phi địa hình và mục đích địa hình. Một số ứng dụng của công nghệ bay chụp có thể kể tên như:
2.1. Phục vụ cho công tác trắc địa bản đồ.
Trong lĩnh vực trắc địa, bản đồ, công nghệ viễn thám bằng thiết bị bay chụp ảnh UAV phục vụ chủ yếu cho giám sát công trình giao thông, thủy lợi, nông nghiệp, lâm nghiệp, khảo sát các khu vực có địa hình phức tạp, các tuyến ống dẫn nước, khí đốt, nhưng nhiều hơn cả là thành lập bản đồ tỷ lệ lớn.
Với nhiều công trình đã thực hiện công nghệ UAV đã chứng tỏ được thế mạnh vượt trội của mình khi so sánh với các công nghệ truyền thống như: tạo ra hình ảnh trực quan, sinh động; cung cấp thông tin nhanh chóng và chính xác; sản phẩm phong phú (ảnh trực giao, DSM và DEM, Point cloud, mô hình 3D)
Công nghệ bay chụp và xử lý ảnh UAV có thể tiếp cận những vị trí, khu vực có địa hình phức tạp, nguy hiểm mà con người cũng như các công nghệ đo khác không thể tiếp cận.
2.2. Phục vụ tìm kiếm cứu nạn.
Sử dụng công nghệ bay chụp sẽ giúp tiết kiệm thời gian hơn trong công tác tìm kiếm, cứu nạn trên phạm vi rộng.
Cung cấp hình ảnh có độ phân giải cao, phục vụ công tác tìm kiếm, cứu nạn. Theo dõi công tác cứu hộ của các nhân viên.
Dựa vào tính năng nhỏ gọn, linh động chi phí vận hành rẻ. UAV có khả năng tiếp cận những vị trí mà con người chưa thể tiếp cận ngay. Cũng như cung cấp hình ảnh khu vực xảy ra tai nạn, thiên tai để thành lập bản đồ hiện trạng đánh giá ảnh hưởng và phương án khắc phục tạm thời.
Đối với giám sát địa hình là ảnh trực giao (orthophoto), mô hình số bề mặt (DSM) và đám mây điểm (point clouds). Với mục đích này ngoài việc thu thập hình ảnh ngoài thực địa vô cùng quan trọng thì còn phải tính đến phần xử lý nội nghiệp cũng tương đối phức tạp, mất nhiều thời gian và công sức của tác nghiệp viên.
2.3. Ứng dụng công nghệ máy bay không người lái vào điều tra tài nguyên nước.
Có rất nhiều ứng dụng bắt buộc phải triển khai trên diện rộng như ghi nhận số liệu thiên tai ngập lụt, trượt lở đất … mà nếu áp dụng các kỹ thuật truyền thống, sẽ vô cùng tốn kém kinh phí và thời gian triển khai.
Công nghệ sử dụng trong thiết bị bay không người lái hỗ trợ khả năng tiếp cận các khu vực hoặc điểm nhìn trước đây không thể tiếp cận được, đồng thời cung cấp cho người dùng các ảnh chụp và ảnh video với độ phân giải cao, đặc biệt tại các khu vực thường được coi là nguy hiểm đối với cán bộ thực địa như khu vực sạt lở đất hay giám sát nguồn nước vào mùa lũ.
2.4. Ứng dụng chụp ảnh, quay phim giải trí từ trên cao
Ứng dụng nổi bật nhất mà khi nhắc đến máy bay điều khiển Drone hay Flycam đó chính là tính năng chụp ảnh, quay phim từ trên cao. Vượt trội hơn so với phương thức chụp ảnh truyền thống, chụp ảnh bằng flycam mang lại cho người chụp và người xem những góc chụp mới lạ và độc đáo.
Công dụng của máy bay điều khiển Drone đem lại cho những người có đam mê với công nghệ và nghệ thuật quay phim, chụp ảnh những shoot hình hay thước phim vô cùng độc đáo mà không có bất kì thiết bị quay phim, chụp ảnh truyền thống nào có thể làm được.
2.5. Ứng dụng trong quân sự, quốc phòng.
Hiện nay, vấn đề về tội phạm là vấn đề vô cùng nghiệm trọng với mọi quốc gia. Với sự hỗ trợ của máy bay không người lái, cảnh sát có thể phát hiện tội phạm một cách an toàn và bí mật, bằng việc sử dụng thiết bị trên cao, những cuộc đột kích có thể diễn ra thành công hơn.
Vì có thể quay bao quát tổng thể từ góc nhìn trên cao, nên việc sử dụng máy bay không người lái này vẫn còn gây rất nhiều tranh cãi về việc bảo mật quyền riêng tư, tuy nhiên trên thực tế, thiết bị này đang được sử dụng một cách hợp lý và vô cùng có ích.
2.6. Ứng dụng trong ngành nông nghiệp.
Nông nghiệp chính xác là phương pháp mà nông dân quản lý cây trồng sao cho đảm bảo hiệu quả đầu vào như nước, phân bón và để nâng cao năng suất, chất lượng và sản lượng. Thuật ngữ này cũng bao gồm giảm thiểu sâu bệnh, lũ lụt và bệnh tật.
Các máy bay không người lái có khả năng phun thuốc trừ sâu chính xác hơn máy bay cánh quạt kéo truyền thống, làm giảm chi phí và phơi nhiễm với thuốc trừ sâu đối với những người nông dân.
Ngoài ra công nghệ bay chụp còn được ứng dụng ở các lĩnh vực như: dầu khí, viễn thông, thuỷ hải sản, công nghiệp vận tải....
3. Một số thương hiệu thiết bị bay chụp hiện nay.
DJI: thương hiệu đến từ Trung Quốc, đang là sản phẩm được ưa chuộng tại Việt Nam hiện nay. Với thiết bị hiện đại, giá thành rẻ, đa dạng về mẫu mã DJI đang là sự lựa chọn hàng đầu của người sử dụng.
Autel Robotics: là thương hiệu có trụ sở tại Hoa Kỳ, phát triển các công nghệ bay không người lái để cho phép người dùng trên các nền tảng giải trí và thương mại. Với sự ra mắt nhiều model mới với nhiều tính năng hiện đại, giá thành phải chăng cũng đang có được sự quan tâm của nhiều của người sử dụng.
Parrot: là thương hiệu đến từ Pháp, với mẫu mã đa dạng, giá thành cạnh tranh. Tạo nên sự đa dạng và nhiều sự lựa chọn cho khách hàng.
Ngoài các thương hiệu trên còn có các thương hiệu khác như: PowerVision, Yuneec, Gopro Karma…
4. Một số phần mềm xử lý ảnh từ các thiết bị bay chụp.
4.1. Pix4D (Mỹ)
Được biết đến nhờ khả năng chụp ảnh từ hình ảnh thu được từ máy bay không người lái, phần mềm Pix4D tự động phân lớp dữ liệu đám mây điểm dựa trên các kỹ thuật học máy
Ưu điểm: dễ sử dụng, hỗ trợ nhiều định dạng camera, hỗ trợ kỹ thuật tốt, liên tục cập nhật đổi mới.
Nhược điểm: giá thành cao, ghép ảnh vùng nước còn hạn chế
4.2. Agisoft Photoscan (Nga)
Agisoft PhotoScan là giải pháp phần mềm Agisoft PhotoScan Reviews với chức năng và chi phí phù hợp cho các doanh nghiệp từ nhỏ và vừa (SMEs) tới các doanh nghiệp lớn. Phần mềm Agisoft PhotoScan được đánh giá cao bởi cả người dùng lẫn chuyên gia trong lĩnh vực Photogrammetry Software.
Ưu điểm: hỗ trợ nhiều định dạng camera, hỗ trợ tuỳ chỉnh hệ toạ độ đa dạng, ghép vùng nước tốt.
Nhược điểm: giá thành cao, ảnh mặt bằng bị xé, hỗ trợ kỹ thuật chậm, chậm cập nhật đổi mới
4.3. 3Dsurvey (Slovakia)
3Dsurvey là một giải pháp phần mềm để xử lý dữ liệu khảo sát đất. Chụp ảnh với bất kỳ máy ảnh kỹ thuật số tiêu chuẩn nào, nhập hình ảnh vào 3Dsurvey và tạo bản đồ orthophoto riêng, mô hình bề mặt kỹ thuật số và tính toán khối lượng nhanh hơn và dễ dàng hơn. Dữ liệu được xử lý tự động dựa trên các thuật toán phù hợp. Phần mềm 3Dsurvey này được thiết kế để hoạt động với mọi máy ảnh kỹ thuật số, DSLR hoặc GoPro. Sử dụng bất kỳ UAV nào để chụp ảnh địa hình trên không.
Ưu điểm: giao diện đơn giản, hỗ trợ nhiều định dạng camera, giá thành thấp
Nhược điểm: khó sử dụng, xử lý chậm
4.4. Drone Deploy (Mỹ)
DroneDeploy là giải pháp phần mềm DroneDeploy Reviews với chức năng và chi phí phù hợp cho các doanh nghiệp từ nhỏ và vừa (SMEs) tới các doanh nghiệp lớn. Phần mềm DroneDeploy được đánh giá cao bởi cả người dùng lẫn chuyên gia trong lĩnh vực Enterprise Drone Analytics Software.
Ưu điểm: dễ sử dụng, hỗ trợ kỹ thuật tốt, liên tục cập nhật đổi mới, xử lý Real-time
Nhược điểm: ít tuỳ chỉnh, xử lý chậm.
5. Những ưu điểm và hạn chế của công nghệ bay chụp ảnh trong trắc địa bản đồ.
5.1. Ưu điểm của công nghệ bay chụp ảnh trong đo vẽ bản đồ:
Hiện nay việc sử dụng công nghệ bay chụp ảnh mang lại rất nhiều lợi ích cho người sử dụng, đưa ra cho người dùng những phương án đo đạc tối ưu. Một số ưu điểm có thể kể tên như:
Giảm tối đa thời gian đo đạc thực địa
Khảo sát đo đạc trong phạm vi lớn rất tiện lợi, tiết kiệm thời gian mà vẫn có độ chính xác cao.
Có thể tiếp cận những khu vực có địa hình nguy hiểm phức tạp một cách dễ dàng, mà con người cũng như các phương pháp đo đạc truyền thống không thể tiếp cận được.
Với nhưng hình ảnh có độ phân giải cao, sắc nét giúp việc biên tập bản đồ cũng như đối soát đo đạc thuận tiện hơn, tiết kiệm thời gian đối soát ngoài thực địa.
5.2. Những hạn chế của công nghệ bay chụp ảnh.
Tại Việt Nam hiện nay để sử dụng các thiết bị bay chụp phải được cấp phép của các cơ quan chức năng
Mặc dù có rất nhiều ưu điểm trong khảo sát cũng như địa chính, tuy nhiên khi bay chụp vẫn cần phải sử dụng các thiết bị mặt đất để xác định cao độ cũng như mốc khống chế.
Việc xử lý ảnh đang còn khó khăn khi khu vực đo đạc có địa hình rậm rạp, việc xử lý cao độ gặp khó khăn khi vướng tán cây, mặt nước.
Chi phí giá thành còn khá cao
6. Một số thiết bị bay chụp đang được ưa chuộng trên thị trường hiện nay
Máy bay DJI Phantom 4Pro V2.0
Máy bay DJI Phantom 4 Advanced
Máy bay DJI Phantom 3 SE
Máy bay DJI Teodrone
7. Nên mua thiết bị bay chụp ảnh ở đâu?
Hiện nay trên trên thị trường có rất nhiều sản phẩm thiết bị bay chụp ảnh và cũng có rất nhiều các đơn vị cung cấp thiết bị bay chụp. Vậy nên mua hàng tại đâu để có thể mua được một sản phẩm chính hãng, với giá thành ưu đãi nhất? Chắc hẳn rất nhiều người dùng đang phân vân vì điều này. Vậy tại sao nên mua hàng tại Công ty Cổ phần Tập Đoàn Việt Thanh, mua hàng tại Việt Thanh Group quý khách có được những ưu đãi gì?.
7.1 Chính sách bán hàng:
Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Thanh tự hào là đơn vị chuyên cung cấp các thiết bị bay chụp và các sản phẩm máy đo đạc như: máy GPS 2 tần số, máy toàn đạc điện tử, máy thuỷ bình…chính hãng tại Việt Nam. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực kinh doanh máy đo đạc, cùng với đội ngũ kỹ thuật viên có trình độ cao luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ khách hàng khi cần. Cùng với chính sách bán hàng chuyên nghiệp, nhiều ưu đãi Công ty cổ phần Tập Đoàn Việt Thanh đang là sự lựa chọn số một của người dùng tại Việt Nam.
7.2 Cam kết bán hàng:
Việt Thanh Group đang là đơn vị phân phối độc quyền của nhiều thương hiệu thiết bị bay chụp ảnh tại Việt Nam. Với cam kết:
- Bán hàng chính hãng, rõ nguồn gốc xuất xứ
- Bảo hành chính hãng theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất
- Cam kết bán hàng đúng giá với chất lượng tốt.
Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ 0972.819.598 hoặc 0928.939.789 để được tư vấn và mua hàng.