Hướng dẫn đo lưới độ cao bằng máy thuỷ bình Leica Sprinter 250M

Hướng dẫn đo lưới độ cao bằng máy thuỷ bình Leica Sprinter 250M

Trong kỷ nguyên phát triển công nghệ, sự ra đời của các thiết bị số đang đóng vai trò rất quan trọng, việc áp dụng khoa học công nghệ vào thực tế sản xuất nhằm tăng năng xuất,  tăng hiệu quả công việc ngày càng trở nên cấp thiết. Đối với lĩnh vực đo đạc bản đồ cũng vậy, các thiết bị đo đạc điện tử ra đời, đã và đang góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí đo đạc, mà vẫn mang lại độ chính xác rất cao. Máy thuỷ bình điện tử Leica Sprinter 250M là một trong những thiết bị như vậy, với các tính năng hiện đại, độ chính xác cao đang được rất nhiều người dùng lựa chọn phục vụ cho nhu cầu công việc của mình, đặc biệt là công tác xây dựng lưới khống chế độ cao. Trong bài viết này, THC xin gửi tới các bạn " Hướng dẫn đo lưới độ cao bằng máy thuỷ bình điện tử Leica Sprinter 250M "
 
MỤC LỤC
 

1. Tổng quan về máy thuỷ bình Leica Sprinter 250M

    1.1. Giới thiệu máy thủy bình Leica Sprinter 250M

    1.2. Những ưu điểm của máy thủy bình Leica Sprinter 250M

    1.3. Độ chính xác của máy thuỷ bình điện tử Leica Sprinter 250M

    1.4. Bộ sản phẩm máy thuỷ bình điện tử Leica Sprinter 250M gồm những gì? 

2. Một số quy chuẩn kỹ thuật áp dụng trong công tác xây dựng lưới độ cao hạng IV

   2.1. Quy chuẩn kỹ thuật

   2.2. Đo chênh cao hạng IV

3. Phương pháp đo lưới độ cao hạng IV bằng máy thuỷ bình điện tử Leica Sprinter 250M

   3.1. Nhân lực, máy móc đo

   3.2. Phương pháp và các bước đo lưới

        3.2.1. Xác định chiều dài tia ngắm từ máy tới mia

        3.2.2. Thao tác đo trên máy

        3.2.3. Xử lý số liệu đo

4. Một số dự án đo lưới độ cao hạng IV do Công ty Trắc địa bản đồ THC thực hiện

 

1. Tổng quan về máy thuỷ bình điện tử Leica Sprinter 250M

1.1. Giới thiệu máy thủy bình điện tử LEICA SPRINTER 250M

  • Máy thủy bình điện tử LEICA SPRINTER 250M là dòng máy thuỷ bình do hãng Leica của Thụy Sỹ cung cấp, với nhiều tính năng hiện đại, độ chính xác cao, máy thuỷ bình Leica Sprinter 250M cho phép người sử dụng thực hiện công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả.

  • Đặc điểm nổi bật nhất của máy đo thuỷ bình điện tử Leica Sprinter 250M so với các thiết bị máy thuỷ bình tự động thông thường là khả năng tự động đọc, phân tích dữ liệu, hiển thị trên màn hình LCD và tự động lưu vào bộ nhớ máy, giúp hạn chế, loại bỏ các sai số do người có thể ảnh hưởng tới kết quả đo như: sai số chập đọc, sai số ghi sổ...

  • Với thiết kế hiện đại, gọn nhẹ, thao tác sử dụng khá đơn giản máy thuỷ bình điện tử Leica Sprinter 250M đang là sự lựa chọn hàng đầu của các kỹ sư trắc địa

  • Hình ảnh máy thuỷ bình Leica Sprinter 250M và các phím chức năng của máy (Hình ảnh minh hoạ)

HƯỚNG DẪN ĐO LƯỚI ĐỘ CAO BẰNG MÁY THUỶ BÌNH LEICA SPRINTER 250M
HƯỚNG DẪN ĐO LƯỚI ĐỘ CAO BẰNG MÁY THUỶ BÌNH LEICA SPRINTER 250M

1.2. Những ưu điểm của máy thủy bình Leica Sprinter 250M.

  • Ngắm và bắt mục tiêu nhanh:Được trang bị lăng kính chất lượng hàng đầu, gia công trên dây chuyền hiện đại, hình ảnh của Leica Sprinter 250M sắc nét, rõ ràng, giúp ngắm và bắt mục tiêu nhanh chóng, thúc đẩy tiến đọ làm việc.

  • Nút bấm tiện lợi:Nút bấm đo được đặt bên phải của máy, giống như một phím đo nhanh trên máy toàn đạc. Chỉ 1 lần bấm, kết quả sẽ hiển thị trên màn hình.

  • Không cần đọc mia:Khác với mia nhôm của máy thủy bình cơ, mia dành cho máy thủy bình điện tử Leica Sprinter 250M có các mã vạch giúp máy tự động đọc và phân tích số liệu, và hiển thị trên màn hình LCD. Điều này khiến việc đo đạc tiện lợi, và không bao giờ phát sinh sai số

  • Tính toán tự động:Với Leica Sprinter 250M, bạn không cần mang theo giấy bút hay máy tính ra công trường, bởi phần mềm đã tự tính toán kết quả cho bạn, việc bạn cần làm là xem số liệu hiển thị trên màn hình

  • Có bộ nhớ:Bộ nhớ trong của Leica Sprinter 250M ghi lại được 1000 điểm đo, hỗ trợ trút số liệu và máy tính thông qua cáp và phần mềm chuyên dụng.

1.3. Độ chính xác của máy thuỷ bình điện tử Leica Sprinter250M.

Đo cao

  • Độ chính xác đo điện tử: 1.0/0.7 mm

  • Độ chính xác đo quang học bằng mia: 2.5mm

  • Đo đơn: Tiêu chuẩn: 0.6mm (điện tử) và 1.2mm (quang học) ở cự li 30m

Đo khoảng cách

  • Độ chính xác: 10mm với D≤10m

  • Dải đo: 2-100m (điện tử)

Thông số khác

  • Chế độ đo: Đo liên tục, đo từng điểm

  • Thời gian đo: < 3 giây

  • Độ phóng đại: 24X

  • Bộ nhớ: 2000 điểm

Thông số vật lý

  • Chống bụi nước: IP55

  • Nguồn điện: Pin AA (4 x LR6/AA/AM3 1.5 V)

  • Trọng lượng: < 2.5kg

  • Kích thước: 11 × 7 × 8 inch

1.4. Bộ sản phẩm máy thuỷ bình điện tử Leica Sprinter 250M gồm những gì? 

HƯỚNG DẪN ĐO LƯỚI ĐỘ CAO BẰNG MÁY THUỶ BÌNH LEICA SPRINTER 250M

Bộ sản phẩm máy thuỷ bình điện tử Leica Sprinter 250M chính hãng gồm:

  • Máy chính Leica Sprinter 250M 

  • Hòm cứng vận chuyển

  • Sách hướng dẫn sử dụng

  • Mia mã vạch 4 đoạn

  • Chân máy

1.5. Tại sao nên sử dụng máy thuỷ bình điện tử Leica Sprinter 250M trong công tác đo lưới độ cao hạng IV

  • Máy thuỷ bình điện tử Leica Spriter 250M là loại máy thuỷ bình đo đạc bằng cách đọc số trên mia mã vạch bằng tia hồng ngoại, hiển thị số đọc trên màn hình LCD. Cho chép tính toán cao độ các điểm, chênh cao giữa các điểm và lưu dữ liệu vào bộ nhớ máy. Sau đó, dữ liệu được trút ra máy tính để xử lý. Đây là quá trình tự động và không bị ảnh hương sai số do người đo vào kết quả.

  • Máy thuỷ bình điện tử Leica Sprinter 250M gọn nhẹ, dễ sử dụng và có độ chính xác rất cao. Độ chính xác trên 1km đo đi, đo về là 1.0/0.7mm đối với đo điện tử. 

  • Máy thuỷ bình điện tử Leica Sprinte 250M sử dụng pin AA rất dễ thay thế, tiện lợi trong quá trình đo đạc.

2. Một số quy chuẩn kỹ thuật áp dụng trong công tác xây dựng lưới độ cao hạng IV

Quy chuẩn kỹ thuật đo chênh cao lưới độ cao hạng IV được tuân theo mục 8.2 phần II, QCVN 11:2008/BTNMT. Với một số yêu cầu như sau:

2.1. Quy chuẩn kỹ thuật.

  • Chiều dài tối đa đường độ cao theo cấp hạng: được quy định theo bảng sau

HƯỚNG DẪN ĐO LƯỚI ĐỘ CAO BẰNG MÁY THUỶ BÌNH LEICA SPRINTER 250M
  • Quy định giới hạn sai số khép đường, khép vòng độ cao theo cấp hạng: được quy định theo bảng sau

HƯỚNG DẪN ĐO LƯỚI ĐỘ CAO BẰNG MÁY THUỶ BÌNH LEICA SPRINTER 250M

2.2. Đo chênh cao hạng IV

  • Đường độ cao hạng IV gối đầu lên 2 điểm hạng cao hơn hoặc tạo thành vòng khép kín, chỉ đo theo một chiều. Đối với các đường phân nhánh phải đo đi và đo về, hoặc đo 1 chiều theo 2 hàng mia hoặc 1 hàng mia nhưng phải thay đổi chiều cao máy tối thiểu 2cm.

  • Chiều dài tiêu chuẩn của tia ngắm là 100m, nếu hệ số phóng đại của máy lớn hơn 30 lần thì có thể đạt đến 150m. Với máy thuỷ bình điện tử LEICA SPRINTER 250M, khoảng cách đo xa tối đa đến mia của máy  là 120m. Nhưng để đạt độ chính xác cao nhất, thì khoảng cách thường dùng là 80m. Số chênh lệch chiều dài tia ngắm từ máy đến 2 mia trên mỗi trạm không được lớn hơn 5m, số chênh lệch tích lũy không được lớn hơn 10m.

  • Chiều cao tia ngắm phải cách mặt đất hơn 20cm. Ở vùng núi khi chiều dài tia ngắm không lớn hơn 30m, thì chiều cao tia ngắm không thấp hơn 10cm. Không được đặt cóc mia xuống rãnh, hố, mương... để tăng chiều cao tia ngắm.

3. Phương pháp đo lưới độ cao hạng IV bằng máy thuỷ bình điện tử Leica Sprinter 250M

3.1. Nhân lực, máy móc đo.

  • Nhân lực:  gồm 4 đến 5 người/1 tổ đo.

  • Dụng cụ bao gồm 1 máy thủy bình điện tử LEICA SPRINTER 250M, 2 mia mã vạch, 2 cóc mia, chân máy, 1 bánh xe đo khoảng cách điện tử (có thể dùng thước dây, hoặc các loại máy đo khoảng cách khác), sơn xịt........

3.2. Phương pháp và các bước đo lưới.

Các thiết bị như máy, mia mã vạch trước khi thực hiện công tấc đo lưới phải được kiểm tra,  kiểm định các loại sai số như: Sai số góc i, bọt nước...

3.2.1. Xác định chiều dài tia ngắm từ máy tới mia.

Đối với đo lưới thuỷ chuẩn hạng IV, chiều dài chuẩn tia ngắm là 100m, số chênh lệch chiều dài tia ngắm từ máy đến hai mia trên một trạm đo không được lớn hơn 5m, Số chênh lệch tích luỹ không được lớn hơn 10m. Để đảm bảo quy chuẩn này, ta sử dụng thiết bị bánh xe đo khoảng cách điện tử để xác định vị trí từ máy tới 2 mia. 

Xác định cùng một khoảng cách từ máy tới mia trước và mia sau ( Ví dụ khoảng cách từ máy tới 2 mia đều là 80m việc này giúp tăng độ chính xác và triệt tiêu sai số góc i) sau đó đánh dấu lại các vị trí đặt máy và mia ngoài thực địa bằng dấu sơn.

3.2.2. Thao tác đo trên máy.

  • Thao tác thiết lập trạm máy:
Máy sau khi lắp pin đầy đủ, ấn phím nguồn để khởi động máy, sau đó ấn phím ESC để bật đèn màn hình (Hình ảnh minh hoạ)
 
   HƯỚNG DẪN ĐO LƯỚI ĐỘ CAO BẰNG MÁY THUỶ BÌNH LEICA SPRINTER 250M
 
Chọn MENU→ PROGRAM → 1.LINE LEVELLING→ 3.BFFBđể vào chế độ đo lưới theo phương pháp Sau-Trước-Trước-Sau (Hình ảnh minh hoạ)
   
   HƯỚNG DẪN ĐO LƯỚI ĐỘ CAO BẰNG MÁY THUỶ BÌNH LEICA SPRINTER 250M
 

Sau khi chọnchế độ đo lưới xong , ta ấn phím Enter để trở ra menu chính. Ở menu chính ta tiếp tục nhập tên điểm đo và nhập chiều cao cho mốc gốc.

Chọn MENU3.INPUT PTID để nhập tên cho điểm đo. Dùng các phím di chuyển lên, xuống để nhập tên cho điểm đo. Ví dụ điểm mốc đầu tiên là mốc cao độ hạng III, ta đặt tên là M1. (Hình ảnh minh hoạ)

   HƯỚNG DẪN ĐO LƯỚI ĐỘ CAO BẰNG MÁY THUỶ BÌNH LEICA SPRINTER 250M

Sau đó ấn phím Enter  để chuyển sang nhập cao độ cho mốc gốc.

Để nhập cao độ cho mốc gốc, ở mà hình menu chính ta chọn 4.INPUT BM sau đó bấm Enter . Dùng các phím di chuyển lên xuống để nhập cao độ mốc gốc. Ví dụ: Cao độ mốc gốc là: 2.102

Sau khi nhập cao độ mốc gốc, ta nhấn Enter  để xuất hiện màn hình đo (Hình ảnh minh hoạ)

HƯỚNG DẪN ĐO LƯỚI ĐỘ CAO BẰNG MÁY THUỶ BÌNH LEICA SPRINTER 250M

  • Thao tác đo lưới:

Với chương trình đo BFFB tương ứng với thao tác Sau-Trước -Trước-Sau khi đo ngoài thực địa. 

Bước 1: Tại điểm đo B (Mia sau) ta tiến hành quay máy về mia đặt ở mốc gốc và ấn phím đo bên phải máy, sau khi xuất hiện màn hình kết quả bấm Enterđể chấp nhận.  ( Hình ảnh minh hoạ)

HƯỚNG DẪN ĐO LƯỚI ĐỘ CAO BẰNG MÁY THUỶ BÌNH LEICA SPRINTER 250M

Bước 2: Sau khi chấp nhận kết quả đo, máy chuyển qua điểm F (Mia trước) , ta quay máy bắt ngắm chính xác mia trước đặt tại điểm tiếp theo, để đổi tên điểm ta nhấn phím Enter để chuyển ra màn hình chính, chọn 3.INPUT PTID để nhập tên cho điểm đo. Sau khi đổi tên thành công bấm phím đo. Kết quả hiện ra bấm phím Enter để chấp nhận. Ví dụ ở đây đã đổi tên điểm đo tiếp theo mà điểm 1. (Hình vẽ minh hoạ)

 

HƯỚNG DẪN ĐO LƯỚI ĐỘ CAO BẰNG MÁY THUỶ BÌNH LEICA SPRINTER 250M

Thao tác tương tự với điểm FB tiếp theo. Sau khi đo thực hiện xong thao tác đo BFFB trên màn hình máy sẽ hiển thị  cho chúng ta chêng cao giữa 2 điểm (M1-1) và độ cao điểm mới (điểm 1) (Hình vẽ minh hoạ)

HƯỚNG DẪN ĐO LƯỚI ĐỘ CAO BẰNG MÁY THUỶ BÌNH LEICA SPRINTER 250M

Ta bấm Enter  để chấp nhận kết quả. Màn hình đo sẽ chuyển qua chế độ đo điểm tiếp theo. (Hình ảnh minh hoạ)

HƯỚNG DẪN ĐO LƯỚI ĐỘ CAO BẰNG MÁY THUỶ BÌNH LEICA SPRINTER 250M

Các điểm tiếp theo tiến hành tuần tự các bước như trên.

Lưu ý:

  • Khi đo lưới độ cao nên tiến hành đo khép vào mốc hạng III khác hoặc khép về mốc gốc ban đầu.

  • Nếu đường đo dài, khi tiến hành nghỉ trưa hoặc nghỉ hết ngày ta nên kết thúc trạm đo vào mốc thường, mốc tạm thời hay trạm nghỉ ( tại trạm nghỉ tiến hành theo hướng dẫn tại điểm 6.3.13 QCVN 11:2008/BTNMT)

3.2.3. Xử lý số liệu đo

Phần mềm trút số liệu.

Máy thủy bình điện tử Leica Sprinter 250M có hỗ trợ cáp trút để liên kết với máy tính qua phần mềm Sprinter Dataloader. 

Cách trút số liệu đo.
  • Sau khi kết nối USB với máy tính, ta chọn USB connect. Đợi kết nối xong, màn hình phần mềm hiện các thông số như hình dưới thì ta chọn EXCEL™Data Listing để trút số liệu ra file excel. (Hình ảnh minh hoạ)

HƯỚNG DẪN ĐO LƯỚI ĐỘ CAO BẰNG MÁY THUỶ BÌNH LEICA SPRINTER 250M

  • File số liệu trút ra có đầy đủ dữ liệu như tên điểm, số đọc mia, khoảng cách đến mia trước, mia sau, chênh cao, cao độ tại các điểm đo...rất thuận tiện cho việc đưa vào các phần mềm bình sai lưới độ cao.

HƯỚNG DẪN ĐO LƯỚI ĐỘ CAO BẰNG MÁY THUỶ BÌNH LEICA SPRINTER 250M

4. Một số dự án đo lưới độ cao hạng IV do Công ty Trắc địa bản đồ THC thực hiện

4.1. Xây dựng lưới độ cao hạng IV dự án khu đô thị và vui chơi giải trí Nam Sông Mã, P. Quảng Châu, TP. Sầm Sơn do SunGroup làm chủ đầu tư.

4.2. Xây dựng lưới độ cao hạng IV dự án khu đô thị quảng trường biển Sầm Sơn, P. Quảng Cư, TP. Sầm Sơn do SunGroup làm chủ đầu tư

4.3. Xây dựng lưới khống chế độ cao hạng IV nhà máy xi măng Đại Dương, xã Tân Trường, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá.