Mã IP Trên Các Thiết Bị Điện Tử Có Ý Nghĩa Gì

Mã IP Trên Các Thiết Bị Điện Tử Có Ý Nghĩa Gì

Ngày nay, gần như mỗi người đều sở hữu cho mình một thiết bị điện tử như điện thoại thông minh, và trong thông số kỹ thuật của các thiết bị này đều có chỉ số IP như IP55, IP67, IP68. Vậy mã IP là gì, có ý nghĩa ra sao, hãy để THC – Công ty trắc địa hàng đầu giải thích cho bạn vấn đề này nhé.

Mã IP là gì

Đầu tiên, IP ở đây không phải là địa chỉ IP như các bạn vẫn thường nghe.

IP viết tắt của Ingress Protection (Bảo vệ chống xâm nhập) hoặc đôi khi viết tắt của International Protection (Bảo vệ quốc tế), là một tiêu chuẩn được xây dựng, xuất bản bởi  Ủy Ban Kỹ Thuật Điện Quốc Tế IEC 60529 nhằm phân loại và xếp hạng mức độ bảo vệ của vỏ thiết bị trước bụi và nước.

Qua đó, nếu các sản phẩm đang lưu thông trên thị trường muốn được ICE 60529 công nhận, xếp hạng mã bảo vệ IP thì phải vượt qua các bài kiểm tra nghiêm ngặt của ICE về sự tác động của bụi và nước đối với sản phẩm.

Chỉ số IP67 được nêu trong thông số kỹ thuật máy rtk E-Survey E300ProTrong hình: Chỉ số chống bụi/nước của máy RTK E-Survey E300Pro là IP67

Tại sao mã IP ra đời

Mã IP ra đời nhằm bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng trước các dòng quảng cáo tràn lan. Ví dụ 1 hãng sản xuất điện thoại quảng cáo rằng điện thoại của họ chống nước tốt. Tuy nhiên, chống nước ở mức độ nào, tốt đến đâu thì họ lại không đề cập đến, khiến cho người dùng dễ dàng bị đánh lừa.

Chính vì điều này, IEC đã cho ra đời mã IP, xếp hạng và đánh giá chính xác khả năng chống bụi và nước cho các thiết bị, và nêu rõ trong thông số kỹ thuật như IP55, IP67, IP69,vv…

Ý nghĩa của mã IP là gì?

Mã IP luôn bao gồm các chữ cái IP (Viết tắt của Ingress Protection - Bảo vệ chống xâm nhập) theo sau là hai chữ số và một chữ cái cuối cùng tùy chọn. Hai chữ số và chữ cái cuối cùng chỉ ra khả năng bảo vệ của vỏ thiết bị đối với bụi và nước.

Ý nghĩa mã bảo vệ IP

Cụ thể như sau:

Chữ số đầu tiên: Thể hiện khả năng bảo vệ của vỏ thiết bị đối với sự xâm nhập của chất rắn, cụ thể là

Các cấp

Ý nghĩa

0

Không có khả năng bảo vệ khỏi bất kỳ chất rắn nào

1

Được bảo vệ bởi sự xâm nhập của chất rắt có đường kính > 50mm

2

Được bảo vệ bởi sự xâm nhập của chất rắt có đường kính > 12.5mm

3

Được bảo vệ bởi sự xâm nhập của chất rắt có đường kính > 2.5mm

4

Được bảo vệ bởi sự xâm nhập của chất rắt có đường kính > 1mm

5

Được bảo vệ bởi sự xâm nhập của bụi

6

Bảo vệ hoàn toàn khỏi sự xâm nhập của các chất rắn

Chữ số thứ 2: Thể hiện khả năng bảo vệ của vỏ thiết bị đối với sự xâm nhập của chất lỏng, cụ thể là:

Các cấp

Ý nghĩa

0

Không có khả năng bảo vệ trước khỏi chất lỏng

1

Được bảo vệ bởi sự xâm nhập của nước rơi xuống theo phương thẳng đứng

2

Được bảo vệ bởi sự xâm nhập của nước rơi xuống ở góc nghiêng <15 độ

3

Được bảo vệ bởi sự xâm nhập của nước rơi xuống ở góc nghiêng <60 độ

4

Được bảo vệ bởi sự xâm nhập của nước rơi xuống ở mọi góc độ

5

Được bảo vệ bởi sự xâm nhập của tia nước từ mọi góc

6

Được bảo vệ bởi sự xâm nhập của tia nước mạnh từ mọi góc

7

Được bảo vệ khi bị ngâm tạm thời vào trong nước trong thời gian ngắn

8

Được bảo vệ khi bị ngâm liên tục vào trong nước

9

Được bảo vệ bởi sự xâm nhập của nước ở nhiệt độ và áp suất cao

Chữ cái cuối cùng (Tùy chọn): Thể hiện khả năng bảo vệ của vỏ thiết bị đối với một số trường hợp đặc biết khác như:

  • Bảo vệ để tránh người dùng chạm tới các bộ phận nguy hiểm của thiết bị:
    • A: Mu bàn tay
    • B: Ngón tay
    • C: Các công cụ
    • D: Dây
  • Bảo vệ bởi các điều kiện khác:
    • H: Điện áp cao
    • M: Chuyển động trong khi kiểm tra nước
    • W: Điều kiện thời tiết
    • ….

Ý nghĩa của mã bảo vệ IP đối với ngành trắc địa

Trong ngành trắc địa, các kỹ sư liên tục phải sử dụng các công cụ đo đạc tiên tiến như: Máy RTK, Máy Toàn Đạc Điện Tử, Máy Thủy Bình … ở các điều kiện thời tiết và địa hình khó khăn. Ví lý do đó, khi chọn mua các loại máy trắc địa kể trên, bạn nên đọc kỹ thông số và quan tâm xem máy định mua có chỉ số bảo vệ IP là bao nhiêu để tránh các vấn đề hỏng hóc sau này.