Hướng dẫn bình sai lưới độ cao bằng phần mềm Hhmaps 2019
Hhmaps là một phần mềm do tác giả - kỹ sư Dương Ngọc Hiền phát triển - trong xử lý số liệu khảo sát địa hình để nâng cao khả năng xử lý, năng suất công việc. Hhmaps có rất nhiều tính năng rất hữu hiệu trong công tác đo đạc khảo sát địa hình, xử lý hầu hết số liệu cơ bản: Bình sai lưới mặt bằng, theo 2 thuật toán phụ thuộc và tự do có đánh giá độ ổn định của mốc cơ sở khi quan trắc chuyển vị công trình. Bình sai lưới độ cao theo thuật toán phụ thuộc hoặc tự do… Hôm nay THC sẽ hướng dẫn các bạn bình sai lưới độ cao phụ thuộc bằng phần mềm Hhmaps 2019
1. Số liệu đầu vào
Sau khi đã thực hiện xong công tác đo đạc, ghi sổ ngoài thực địa, ta tiến hành nhập sổ đo để có được các yếu tố cần thiết đưa vào bình sai như: chênh cao giữa 2 điểm, khoảng cách.
Công tác đo đạc lưới độ cao phụ thuộc là xuất phát từ điểm gốc đã biết độ cao, tiến hành đo dẫn cao độ tới các điểm mốc mới thành lập và khép lại mốc đã biết độ cao ban đầu.
Ví dụ: ta có chênh cao, khoảng cách của lưới như bảng dưới
2. Bình sai lưới độ cao theo phương pháp bình sai lưới phụ thuộc
Sau khi có đầy đủ số liệu, ta tiến hành bình sai lưới độ cao phụ thuộc. Các bước được thực hiện như sau:
Bước 1: Khởi động phần mềm Hhmaps 2019, sau đó ta vào Bình sai độ cao, giao diện phần mềm như hình vẽ
Bước 2: Tiến hành đặt thông số kỹ thuật.
Tại phần thông số lưới bên cạnh trái phần mềm ta lần lượt tích chọn các mục: Bình sai, Phụ thuộc, Chiều dài ( hoặc trạm đo), phần còn lại của bảng ta có thể để mặc định.
Tại dòng chỉ tiêu sai số khép/km (chính là sai số khép cho phép của lưới) ta chọn sai số cho cấp hạng lưới của mình. Do lưới độ cao đang thực hiện có cấp lưới hạng IV, nên ta chọn chỉ tiêu sai số là 20mm.
Bước 3: Nhập số liệu lưới độ cao
- Tại mục Độ cao gốc: ta nhập tên điểm và độ cao điểm khởi tính (như hình vẽ)
- Tiếp tục chuyển qua mục Chênh cao đo, tiến hành nhập chênh cao đo đã có (như hình vẽ)
- Tại mục Tuyến kiểm tra khép ta tiến hành khai báo các đường thuỷ chuẩn khép kín cho lưới (như hình vẽ)
Bước 4: Sau khi nhập các số liệu đo vào bảng tính xong, ta chọn Kiểm tra để tiến hành kiểm tra số liệu, tính sai số khép, phần mềm sẽ cho ra kết quả kiểm tra sai số khép (như hình vẽ)
Bước 5: Sau khi kiểm tra bảng kết quả sai số khép đạt yêu cầu, ta tiến hành bình sai cho lưới. Ta chọn Bình sai, phần mềm sẽ cho ra kết quả bình sai lưới độ cao (như hình vẽ)
Công tác bình sai lưới độ cao theo phương pháp bình sai lưới phụ thuộc đã hoàn thành, các bạn có thể biên tập lại kết quả bình sai ở dạng Word để in ấn, giao nộp.
Kết quả bình sai đầy đủ của lưới như sau:
THÀNH QUẢ TÍNH TOÁN BÌNH SAI LƯỚI ĐỘ CAO
Dự án: Khu đô thị nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí Nam Sông Mã
Chỉ tiêu kỹ thuật lưới
Số lượng điểm gốc : 1
Số lượng điểm mới lập : 5
Số chênh cao đo : 7
Sai số khép giới hạn : 20 x SQRT(L) mm
Phương pháp bình sai : Phụ thuộc
Chiều dài toàn bộ lưới : 9.897 (Km)
Số liệu độ cao khởi tính
STT | Tên điểm | Độ cao H(m) | Ghi chú |
---|---|---|---|
1 | III(TH-PC)4 | 2.1020 |
|
Bảng thành quả độ cao sau bình sai
STT | Tên điểm | Độ cao H(m) | Sai số TP (mm) | Ghi chú |
---|---|---|---|---|
1 | GPS07 | 2.6357 | 0.46 |
|
2 | GPS08 | 2.8139 | 0.52 |
|
3 | GPS09 | 3.5891 | 0.54 |
|
4 | GPS10 | 2.7324 | 0.54 |
|
5 | GPS02 | 4.3376 | 0.50 |
|
Bảng trị đo, số hiệu chỉnh trị bình sai chênh cao
Số | Đoạn đo | Trị đo | SHC | Trị BS | SSTP | S | |
---|---|---|---|---|---|---|---|
TT | Điểm đầu | Điểm cuối | (m) | (mm) | (m) | (mm) | (km) |
1 | III(TH-PC)4 | GPS07 | 0.5340 | -0.30 | 0.5337 | 0.46 | 2.075 |
2 | GPS07 | GPS08 | 0.1781 | 0.09 | 0.1782 | 0.29 | 0.673 |
3 | GPS08 | GPS09 | 0.7752 | 0.06 | 0.7753 | 0.24 | 0.446 |
4 | GPS09 | GPS10 | -0.8568 | 0.08 | -0.8567 | 0.27 | 0.592 |
5 | GPS10 | GPS02 | 1.6051 | 0.11 | 1.6052 | 0.31 | 0.816 |
6 | GPS02 | GPS07 | -1.7024 | 0.45 | -1.7019 | 0.35 | 1.606 |
7 | GPS02 | III(TH-PC)4 | -2.2351 | -0.54 | -2.2356 | 0.50 | 3.690 |
Kết quả đánh giá độ chính xác lưới
1. Sai số trung phương trọng số đơn vị : Mo = 0.39(mm/Km)
2. Sai số trung phương Độ cao lớn nhất : (GPS10) = 0.54(mm)
3. Sai số trung phương Độ cao nhỏ nhất : (GPS07) = 0.46(mm)
4. Sai số trị đo chênh cao lớn nhất : (GPS02 → III(TH-PC)4) = 0.50(mm)
5. Sai số trị đo chênh cao nhỏ nhất : (GPS08 → GPS09) = 0.24(mm)
Kết quả kiểm tra sai số khép
1. Tuyến: III(TH-PC)4 → GPS07 → GPS08 → GPS09 → GPS10 → GPS02 → GPS07 → III(TH-PC)4
a. Số đoạn đo : N = 7
b. Chiều dài đoạn tuyến : [S] = 8.283 (Km)
c. Sai số khép độ cao : Wh = - 0.80 (mm)
d. Sai số khép giới hạn : Wh(gh) = ± 57.56 (mm)
___________________________________________________________________
2. Tuyến: GPS07 → GPS08 → GPS09 → GPS10 → GPS02 → GPS07
a. Số đoạn đo : N = 5
b. Chiều dài đoạn tuyến : [S] = 4.133 (Km)
c. Sai số khép độ cao : Wh = - 0.80 (mm)
d. Sai số khép giới hạn : Wh(gh) = ± 40.66 (mm)
________________________________________________________
Ngày 24 Tháng 07 Năm 2021
Người đo đạc :
Người tính toán:
Người kiểm tra :
Kết quả được tính toán bằng phần mềm HHMAPS 2019
Tin nổi bật
-
Tư vấn hướng nghiệp: Ngành kỹ sư trắc địa - Cơ hội việc làm, mức lương
-
Việt Thanh Group – đi đầu ứng dụng công nghệ RTK GNSS trong khảo sát địa hình tại Thanh Hóa
-
Máy toàn đạc tự động là gì? Một số tính năng phổ biến
-
Gốc tọa độ là gì và ứng dụng trong hệ tọa độ địa lý
-
Lidar là gì? Ứng dụng và xu hướng của Lidar trong ngành trắc địa
Tin tức liên quan
-
Tư vấn hướng nghiệp: Ngành kỹ sư trắc địa - Cơ hội việc làm, mức lương
-
Việt Thanh Group – đi đầu ứng dụng công nghệ RTK GNSS trong khảo sát địa hình tại Thanh Hóa
-
Máy toàn đạc tự động là gì? Một số tính năng phổ biến
-
Gốc tọa độ là gì và ứng dụng trong hệ tọa độ địa lý
-
Lidar là gì? Ứng dụng và xu hướng của Lidar trong ngành trắc địa