Nguyên Lý Đo Không Gương Của Máy Toàn Đạc
Ra đời từ những năm 1980, máy toàn đạc đã trở thành công cụ đắc lực trong công tác khảo sát, trắc địa, xây dựng. Chúng ta đã biết được nguyên lý đo khoảng cách với gương của máy toàn đạc thông qua bài viết đo EDM là gì? Nhưng bạn có biết, nguyên lý đo không gương của máy toàn đạc ra sao không? Hãy cùng THC tìm hiểu vấn đề này nhé!
1. Nguyên Lý Đo Không Gương Của Máy Toàn Đạc
Như đã biết, để đo khoảng cách từ A đến B, người ta sẽ đặt máy toàn đạc ở điểm A, đặt gương ở điểm B. Máy toàn đạc sẽ phát ra tia đo EDM hướng tới gương, khi gặp gương, tia EDM sẽ bị dội ngược trở lại máy toàn đạc, qua đó máy sẽ đo được thời gian bay đi, bay về của tia, rồi tính ra khoảng cách.
Gương của máy toàn đạc được thiết kế sao cho tia EDM sẽ dội ngược lại về đúng nơi nó phát ra và không làm giảm cường độ của tia đo.
Ở chế độ đo không gương, nguyên lý đo vẫn không thay đổi, chỉ là cường độ tia đo sẽ lớn hơn gấp nhiều lần để đảm bảo một trong số tia EDM sẽ dội ngược trở lại khối đo. Tuy nhiên, nếu bề mặt tiếp xúc quá nhẵn thì sẽ có rất ít hoặc không có tia nào trở về. Đó cũng là lý do pin của máy sẽ hết rất nhanh ở chế độ đo không gương.
2. Khoảng cách và sai số của chế độ đo không gương phụ thuộc vào yếu tốt nào.
Chế độ đo không gương bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:
- Bề mặt tiếp xúc: B mặt tiếp xúc ở chế độ đo không gương ảnh hưởng trực tiếp đến sai số đo, do có nhiều bề mặt làm thay đổi xung hoặc tốc độ của tia đo, do đó sẽ phát sinh sai số.
- Môi trường đo: Môi trường đo làm ảnh hưởng tới khoảng cách đo. Thông thường, các máy đo không gương có thể đạt tới khoảng cách 1km trên lý thuyết, nhưng ra thực tế chỉ đo được 700m.
- Thời gian sử dụng máy: Thời gian sử dụng lâu sẽ làm cho khối EDM yếu đi, cường độ tia EDM phát ra cũng yếu, dẫn tới việc khoảng cách đo ngắn dần theo thời gian. Thực tế cho thấy, những mẫu máy Leica TCR802 cũ sẽ chỉ đo không gương được 100m đổ lại.
3. Ứng dụng của đo không gương
Đo không gương được sử dụng rất nhiều trong quá trình đo đạc, khảo sát, cụ thể ở những trường hợp:
- Đo điểm không thể đặt gương
- Đo điểm nguy hiểm để tiếp cận
- Tiết kiệm thời gian đi gương.
- …..
4. Máy toàn đạc đo không gương tốt nhất 2021
Nếu bạn đang tìm một chiếc máy toàn đạc đo không gương, thì dưới đây là một số gợi ý hữu ích:
- Leica FlexLine TS10 – Đo không gương 500m, 1000m
- Leica FlexLinte TS07 - Đo không gương 500m, 1000m
- Leica FlexLinte TS03 - Đo không gương 500m, 1000m
- Nikon N – Đo không gương 600m
- Nikon XS – Đo không gương 800m
- Topcon GM-100 Series – Đo không gương 500m
Quý khách có nhu cầu mua máy toàn đạc hoặc máy trắc đạc, đừng quên ghé thăm địa chỉ sau:
- Công Ty Trắc Địa Bản Đồ THC
- Địa chỉ tại Thanh Hóa: Số 60, đường 8, phường Tân Sơn - 0928.939.789
- Website: https://csurvey.vn/
Tin nổi bật
-
Tư vấn hướng nghiệp: Ngành kỹ sư trắc địa - Cơ hội việc làm, mức lương
-
Việt Thanh Group – đi đầu ứng dụng công nghệ RTK GNSS trong khảo sát địa hình tại Thanh Hóa
-
Máy toàn đạc tự động là gì? Một số tính năng phổ biến
-
Gốc tọa độ là gì và ứng dụng trong hệ tọa độ địa lý
-
Lidar là gì? Ứng dụng và xu hướng của Lidar trong ngành trắc địa
Tin tức liên quan
-
Tư vấn hướng nghiệp: Ngành kỹ sư trắc địa - Cơ hội việc làm, mức lương
-
Việt Thanh Group – đi đầu ứng dụng công nghệ RTK GNSS trong khảo sát địa hình tại Thanh Hóa
-
Máy toàn đạc tự động là gì? Một số tính năng phổ biến
-
Gốc tọa độ là gì và ứng dụng trong hệ tọa độ địa lý
-
Lidar là gì? Ứng dụng và xu hướng của Lidar trong ngành trắc địa