Cách xác định tọa độ địa lý của một điểm trên bản đồ chính xác nhất

Cách xác định tọa độ địa lý của một điểm trên bản đồ chính xác nhất

Vị trí của một điểm trên bản đồ được xác định là chỗ cắt nhau của hai đường kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua điểm đó. Vậy cách xác định tọa độ địa lý của điểm đó (kinh tuyến, vĩ tuyến) như thế nào đúng chuẩn? Mời bạn cùng Csurvey tìm hiểu chi tiết qua bài viết. 

1. Những cơ sở cần thiết để xác định tọa độ địa lý

Tọa độ địa lý của một điểm được thể hiện qua giá trị kinh độ và vĩ độ của điểm đó trên bản đồ. Cách viết tọa độ địa lý của một điểm là kinh độ ở trên và vĩ độ ở dưới. Ví dụ: Baltimore, Maryland (ở Hoa Kỳ) có tọa độ là (39,3°B 76,6°T) sẽ có vĩ độ 39,3° Bắc, và kinh độ là 76,6° Tây.

Như vậy, tọa độ địa lý bao quát rộng hơn và tập hợp nhiều điểm trên Trái Đất, cũng phụ thuộc vào hai yếu tố kinh độ và vĩ độ. Cụ thể:

1.1. Kinh độ

Kinh độ là giá trị tọa độ địa lý theo hướng Đông - Tây. Một đường tập hợp các kinh độ được gọi là kinh tuyến giúp nối liền hai địa cực và có chiều hướng đâm thẳng góc với đường xích đạo theo hướng Bắc Nam. Do vậy, cách xác định tọa độ địa lý trước tiên cần hiểu về đường kinh tuyến đi qua điểm đó. 

1.2. Vĩ độ

Vĩ độ là giá trị xác định vị trí của một điểm trên bề mặt Trái Đất. Vĩ tuyến là đường nằm ngang trên bản đồ theo hướng Đông - Tây, nối liền các điểm có cùng vĩ độ tạo thành những đường tròn.

Vĩ tuyến luôn vuông góc với kinh tuyến tại giao điểm và có xu hướng nhỏ dần và thu hẹp đường kính khi di chuyển gần hai cực của Trái Đất. Cách xác định tọa độ địa lý, bạn cần hiểu về đường vĩ tuyến đi qua điểm đó.

Hình ảnh vĩ độ và kinh độ trên bản đồ

>>> Tham khảo thêm: Các nguyên lý đo cao trong trắc địa

2. Hướng dẫn cách xác định tọa độ địa lý trên bản đồ

2.1. Cách xác định tọa độ địa lý của một điểm

Toạ độ địa lý của một điểm là nơi mà các kinh tuyến và vĩ tuyến hội tụ lại. Nhìn vào vĩ độ và kinh độ của điểm mà bạn đang xác định và kết hợp lại. Thông qua hệ tọa độ không gian có thể xác định được tọa độ địa lý của điểm này. 

Ví dụ như bạn muốn biết vị trí của Thanh Hóa trên bản đồ, bạn hãy xem đường kinh tuyến chạy qua đó là bao nhiêu cùng với đường vĩ tuyến, điểm giao nhau của hai sẽ là tọa độ của Thanh Hóa. 

2.2. Xác định kinh độ và vĩ độ của bản đồ Việt Nam

Khi xác định tọa độ địa lý của một quốc gia, do kích thước lớn nên sẽ không quy nó về thành một điểm được mà phải chia ra làm nhiều điểm. Các điểm đó nằm ở các cực của lãnh thổ, là phần nhô ra cao nhất của lãnh thổ trên bản đồ địa lý.

Sau đây là các thông tin về kinh độ và vĩ độ của bản đồ Việt Nam, chúng ta có 4 điểm cực.

Điểm cực

Địa danh hành chính

Vĩ độ

Kinh độ

Bắc

Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

23°23’B

105o 20’Đ

Nam

Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau

8°34’B

104o 40’Đ

Tây

Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên

22°22’B

102o 09’Đ

Đông

Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà

12°40′

109o 24’Đ

3. Ứng dụng của hệ tọa độ địa lý là gì?

Hệ tọa độ địa lý của một điểm có nhiều ứng dụng nổi trội trong việc xác định lãnh thổ, biên giới. Dưới đây là một số ứng dụng chính cho bạn tham khảo:

3.1. Ứng dụng trong việc vẽ các bản đồ địa lý

Vẽ bản đồ địa lý giúp: 

  • Khai thác địa chất hay xác định phạm vi lãnh thổ.
  • Thăm dò các mỏ khoáng sản tài nguyên, điều tra đất rừng, đánh giá tính khả thi nông nghiệp…
  • Các công trình xây dựng kỹ thuật, như thiết kế mạng lưới thủy lợi, giao thông trong vùng… nguồn liệu tài nguyên thiên nhiên có sẵn.

​Để hỗ trợ cho các hoạt động này, công việc đầu tiên là điều tra vị trí lãnh thổ, thu thập dữ liệu lãnh thổ và điều kiện tự nhiên để áp dụng biện pháp cải tạo kinh tế hợp lý.

Ứng dụng tọa độ địa lý trong vẽ bản đồ

3.2. Ứng dụng trong lĩnh vực quốc phòng

Hệ tọa độ địa lý đóng vai trò rất quan trọng với công cuộc bảo vệ an ninh quốc gia. Thông qua hệ tọa độ này giúp lĩnh vực quốc phòng lưu giữ và hiển thị đầy đủ về vị trí của đất đai, lãnh thổ, các khu vực tiếp giáp, nhất là những địa điểm quan trọng như vùng tiếp giáp biên giới, hải đảo, đường biển…

Thông qua cách xác định tọa độ địa lý giúp con người giám sát các diễn biến an ninh khu vực, điều tra khảo sát tài nguyên môi trường, khoáng sản cũng như tình hình giao thông vận tải, đường hàng không, đường biển và các vấn đề liên quan. 

3.3. Ứng dụng trong lĩnh vực đo đạc

Hệ tọa độ địa lý được áp dụng nhiều vào quá trình đo đạc bản đồ ở Việt Nam. Thông qua hệ tọa độ địa lý giúp bổ sung cho quá trình đo đạc và xử lý tính toán kết quả đo thêm phần hiệu quả chính xác.

Ngoài ra, hệ tọa độ địa lý giúp đảm bảo quá trình đọc vị bản đồ có độ chính xác cao hơn. Hệ tọa độ địa lý còn giúp mở rộng và làm phong phú thêm các chuyên ngành về nâng cao kỹ thuật, xây dựng mạng lưới tọa độ, định vị đối tượng chuyển động,…

Nhìn chung, cách xác định tọa độ địa lý không khó. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn. Để có thể đo đạc tọa độ địa lý chính xác nhất, hỗ trợ cho nhiều hoạt động đo đạc, bạn có thể tham khảo một số thiết bị: