Điều kiện và quy trình xin cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ cho cá nhân

Điều kiện và quy trình xin cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ cho cá nhân

Theo quy định tại Điều 53 Luật đo đạc và bản đồ năm 2018, Chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồlà văn bản xác nhận năng lực hành nghề, do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân có đủ điều kiện theo quy định và có giá trị trong cả nước.Để tham gia công tác đo đạc bản đồ, kỹ sư bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ. Vậy điều kiện và quy trình xin cấp chứng chỉ như thế nào, Hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!
>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn lập hồ sơ xin cấp phép hoạt động đo đạc và bản đồ đối với doanh nghiệp

1. Điều kiện để cá nhân xin cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ

- Cá nhân có đủ hành vi dân sự theo quy định của pháp luật

- Cá nhân có trình độ chuyên môn được đào tạo (Đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghành đo đạc ) thời gian và kinh nghiệm tham gia phù hợp với nội dung xin cấp chứng chỉ hành nghề.

- Đã qua sát hạch kinh nghiệm nghề nghiệp và kiến thức pháp luật liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

Đo đạc bản đồ

>> Xem thêm: Các loại máy toàn đạc điện tử tốt nhất

2. Hạng chứng chỉ hành nghề

Chứng chỉ hành nghề đo đạc bản đồ bao gồm 2 hạng sau:

+ Hạng I: Được cấp cho cá nhân có trình độ từ Đại học trở lên, có thời gian ít nhất là 05 năm liên tục hoạt động trong lĩnh vực đo đạc bản đồ và đáp ứng được các điều kiện như mục 1;

+ Hạng II: Được cấp cho cá nhân có trình độ từ Đại học trở lên, có thời gian ít nhất 02 năm liên tục hoạt động trong lĩnh vực đo đạc bản đồ; cá nhân có trình độ trung cấp hoặc cao đẳng, có thời gian ít nhất 03 năm liên tục tham gia các hoạt động đo đạc và bản đồ, đáp ứng đủ các điều kiện như mục 1;

3. Quy trình xin cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ

3.1. Sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ, các nội dung sát hạch

- Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề có trách nhiệm tổ chức sát hạch cho cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề. Trường hợp cá nhân có nhu cầu đăng ký sát hạch trước khi nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề thì gửi tờ khai đăng ký sát hạch theo mẫu số 11 Phụ lục IA ban hành theo Nghị định này đến cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề. Kết quả sát hạch là căn cứ để xét cấp chứng chỉ hành nghề và được bảo lưu trong thời gian 12 tháng.

- Nội dung sát hạch bao gồm:

+ Sát hạch kinh nghiệm nghề nghiệp và kiến thức pháp luật;

+ Sát hạch theo hình thức thi trắc nghiệm trong vòng 45p;

+ Đề thi sát hạch gồm 40 câu, trong đó có 24 câu hỏi về kinh nghiệm nghề nghiệp và 16 câu hỏi về kiến thức pháp luật liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;

+ Số điểm tối đa mỗi đề sát hạch là 100 điểm, trong đó phần kinh nghiệm nghề nghiệp là 60 điểm, phần kiến thức pháp luật là 40 điểm. Cá nhân có kết quả từ 80 điểm trở lên thì đạt yêu cầu xét cấp chứng chỉ hành nghề.

+ Trường hợp cá nhân được miễn sát hạch một trong 2 phần sát hạch thì kết quả sát hạch phần còn lại phải đạt 80% tổng số điểm tối đa trở lên của phần sát hạch.

+ Việc sát hạch kinh nghiệm nghề nghiệp thực hiện cho từng nội dung hành nghề theo Danh mục hành nghề đo đạc và bản đồ quy định tại điều 42 Nghị định số 27/2019/NĐ-CP;

+ Việc sát hạch kiến thức pháp luật chỉ thực hiện 1 lần trong kỳ sát hạch.

- Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ tổ chức sát hạch không quá 3 lần trong năm, thời gian tổ chức sát hạch được thông báo trên cổng thông tin điện tử qua cơ quan tổ chức sát hạch trước 30 ngày làm việc tổ chức chức sát hạch.

- Trước thời gian tổ chức sát hạch 10 ngày, cơ quan tổ chức sát hạch đăng tải trên cổng thông tin về kết quả xét hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ, thời gian, địa điểm tổ chức, danh sách và mã số sát hạch của từng cá nhân.

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc sát hạch, cơ quan tổ chức sát hạch có trách nhiệm tổng hợp và đăng tải kết quả sát hạch trên cổng thông tin điện tử;

3.2: Lập hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ

- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ theo mẫu 12 Phụ lục IA ban hành kèm theo nghị định Nghị định 136/2021/NĐ-CP kèm theo 01 ảnh màu cỡ 4*6 có nền trắng;

- Bản sao văn bằng, chứng chỉ về chuyên môn do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp; giấy chứng nhận đủ sức khỏe hành nghề do cơ sở khám chữa bệnh đủ điều kiện cấp;

- Bản khai kinh nghiệm nghề nghiệp theo mẫu số 13 Phụ lục IA ban hành kèm theo nghị định Nghị định 136/2021/NĐ-CP;

- Bản sao giấy tờ chứng minh là người được miễn sát hạch kinh nghiệm nghề nghiệp, kiến thức pháp luật;

- Bản sao kết quả sát hạch đạt yêu cầu trong trường hợp đã sát hạch trước ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

3.3: Nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề

Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc bản đồ gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều 44 Nghị định 136/2021/NĐ-CP đến cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề như sau:

  • Gửi đến cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi Trường qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ tài nguyên và Môi trường hoặc Cổng dịch vụ công Quốc gia hoặc gửi trực tiếp qua dịch vụ Bưu chính tới Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ tài nguyên và Môi trường đối với cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hạng I;
  • Gửi đến cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cá nhân tham gia sát hạch đối với cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hạng II.

3.4: Xét cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ

- Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ quy định như sau

+ Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề được quy định tại khoản 5 Điều 53 của Luật đo đạc và Bản đồ thành lập Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ để tổ chức đánh giá hồ sơ, tổ chức sát hạch kinh nghiệm nghề nghiệp, kiến thức pháp luật của cá nhân đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề;

+ Thủ trưởng cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề quyết định thành phần của Hội Đồng, trong đó Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo của cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề, ủy viên thường trực là công chức, viên chức của cơ quan này. Các ủy viên khác tham gia Hội đồng là công chức viên chức, có trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung xét cấp chứng chỉ hành nghề hoặc mời thêm chuyên gia có trình độ chuyên môn thuộc nội dung xét cấp chứng chỉ hành nghề do Chủ tịch hội đồng mời. Hội đồng xét chứng chỉ có số lượng thành viên 05 người;

+ Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ làm việc theo chế độ chiêm nghiệm, theo quy chế thủ trưởng cơ quan cấp chứng chỉ ban hành.

- Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ tổ chức đánh gia hồ sơ cá nhân đăng ký gồm các nội dung sau:

+ Kiểm tra đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ; giấy chứng nhận đủ sức khỏe hành nghề; văn bằng chứng chỉ về chuyên môn phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ;

+ Kiểm tra sự phù hợp giữa bản khai kinh nghiệm nghề nghiệp của cá nhân đăng ký với quá trình đóng bảo hiểm xã hội từ Cơ sở dữ liệu Quốc gia về Bảo hiểm được bảo hiểm xã hội Việt Nam kết nối, chia sẻ;

+ Kiểm tra giấy tờ chứng minh người được miễn sát hạch quy định tại khoản 3 điều 44 Nghị định 27/2019/NĐ-CP; trường hợp không được miễn xét cấp chứng chỉ sát hạch thì phải có kết quả sát hạch đạt yêu cầu;

- Sau thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định khoản 1 Điều 46 Nghị định số 27/2019/NĐ-CP, thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ ký, cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc bản đồ.

Ghi chú: Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc bản đồ hạng I, hạng II là Cục đo đạc bản đồ và thông tin địa lý Việt Nam (http://dosm.gov.vn/SitePages/TrangChu.aspx)