Đường đồng mức là gì? Bản vẽ đường đồng mức trong trắc địa

Đường đồng mức là gì? Bản vẽ đường đồng mức trong công tác trắc địa

Đường đồng mức là một trong những khái niệm quen thuộc trong công tác đo đạc địa hình với mọi kỹ sư. Tuy nhiên, những người không phải trong ngành hoặc mới tìm hiểu về đo đạc địa hình có thể sẽ “mơ hồ” về khái niệm này. Để hiểu rõ về đường đồng mức là gì và các thông tin liên quan, mời bạn cùng Csurvey tìm hiểu chi tiết qua bài viết!

1. Đường đồng mức là gì?

Đường đồng mức (còn có tên gọi khác là đường bình độ) được thể hiện bằng đường tròn hình lượn sóng sử dụng trên bản đồ địa hình 2 chiều với mục đích mô tả độ cao trên bề mặt trái đất. Có thể hiểu đơn giản, đường đồng mức là đường nối liền các điểm có cùng độ cao với nhau.

Các khoảng cao của đường đồng mức có thể là 1m, 5m, 10m tùy thuộc vào tỷ lệ bản đồ so với tình hình thực tế. 

Hình ảnh đường đồng mức

Hình ảnh biểu thị cho đường đồng mức

Các khoảng cách (thưa, dày) của đường đồng mức trong bản đồ địa hình đang được thể hiện trên bản đồ. Hình ảnh đường đồng mức càng thưa thì địa hình càng thoải. Ngược lại, với đường đồng mức càng dày thì địa hình càng dốc.

2. Phân loại đường đồng mức

Phân loại đường đồng mức bao gồm 4 loại chính sau:

  • Đường bình độ con: Đây là những đường được thể hiện bằng các nét liền mảnh

  • Đường bình độ cái: Là những đường đồng mức được thể hiện bằng nét liền đậm

  • Đường bình độ phụ: Là đường được biểu thị bằng các nét đứt và sẽ được thêm vào khi cần thiết.

  • Đường bình độ giữa 1/2: Đường bình độ giữa là loại đường dùng để biểu diễn khoảng cao ở những nơi đường bình độ quá thưa (chỗ dốc thoai thoải) và được vẽ bằng nét mảnh đứt đoạn dài màu nâu. 

>>> Bài viết liên quan: Tỉ lệ bản đồ là gì? Ý nghĩa, ứng dụng và cách tính chi tiết

3. Ý nghĩa của đường đồng mức

Trong bản đồ lớn, các đường đồng mức được dùng để giữa cho bản đồ dễ đọc và dễ hiểu hơn. Vì vậy, các kỹ sư có thể tìm ra được độ cao điểm trung gian, các đường đồng mức được sử dụng để có kế hoạch khai thác hợp lý nhất. Sau đó, các kỹ sư kết hợp với máy toàn đạc điện tử để đưa ra được các dữ liệu địa hình chi tiết nhất. 

Ý nghĩa đường đồng mức trên bản đồ còn được sử dụng để ước tính đo đạc diện tích đất cho bất kỳ 1 loại cấu trúc nào như đập, cầu hoặc đường,… Thông qua các đường đồng mức mà chúng ta có thể tính toán được độ cao dọc của 1 khu vực và cùng 1 cách để tính cả khoảng cách ngang. Thông qua các bản vẽ đường đồng mức như vẽ đường đồng mức trong cad giúp thể hiện được các thông tin chi tiết về địa hình.

Đường đồng mức thể hiện các thông tin chi tiết về địa hình

Đường đồng mức thể hiện các thông tin chi tiết về địa hình

4. Tính chất của đường đồng mức

Các tính chất của đường đồng mức thể hiện trên bản đồ để phục vụ cho công việc khảo sát địa hình: 

  • Các đường đồng mức không nằm song song với nhau nhưng cũng sẽ không bao giờ giao nhau.

  • Các đường đồng mức gần nhau thể hiện độ dốc của địa hình, độ dốc càng lớn khi khoảng cách đường đồng mức càng gần. 

  • Độ cao của địa hình được thể hiện qua đường đồng mức, trên đường đồng mức sẽ thể hiện cho hình ảnh của núi đồi để người xem địa hình hiểu rõ. 

  • Những khu vực địa hình có độ dốc nhẹ sẽ được thể hiện bằng những đường đồng mức nằm cách xa nhau, càng xa thì độ dốc sẽ càng ít.

  • Các điểm cùng nằm trên 1 đường đồng mức thì sẽ có cao độ giống như nhau.

  • Những đường đồng mức nằm kề sát nhau thì sẽ có sự chênh lệch cùng 1 giá trị cao độ cố định và nó được gọi là khoảng cao đều.

5. Hướng dẫn cách đọc bản vẽ đường đồng mức 

Đọc bản vẽ đường đồng mức giúp chúng ta hiểu được địa hình, xác định phương hướng đường đi và cách xác định đường đồng mức. Đặc biệt, bản đồ địa hình có các đường đồng mức sẽ hỗ trợ cho công tác thi công san lấp, ví dụ thiết kế quy hoạch 1/500 – 1/2000. Thông qua loại bản đồ này giúp bạn nắm được địa hình theo 3 chiều với 1 tờ bản đồ nhỏ. 

Dưới đây là cách đọc bản vẽ đường đồng mức: 

5.1. Đọc độ dốc của địa hình

Đường đồng mức sẽ thể hiện độ dốc của địa hình, bởi mỗi đường sẽ được nối giữa các điểm có cùng độ cao. Nếu các đường nằm càng gần nhau (lưu ý không bao giờ cắt nhau) thì độ dốc sẽ càng lớn. Còn nếu các đường nằm cách xa nhau thì độ dốc sẽ càng nhỏ, đường thoải và cũng dễ đi hơn.

5.2. Hình dạng địa hình

Dựa vào đường đồng mức mà các bạn có thể nắm được hình dạng của địa hình đó như thế nào. Những đường tròn đồng tâm sát cạnh nhau sẽ cho bạn biết đó chính là đỉnh núi và nằm giữa các đỉnh núi sẽ là đèo và thung lũng. Tập trung sử dụng bản đồ địa hình với 1 khu vực nhất định thì bạn sẽ quen thuộc hơn và là cách tốt để bạn có thể tập đối chiếu với bản đồ thực tế.

Đường đồng mức biểu thị hình dạng địa hình

Đường đồng mức biểu thị hình dạng địa hình

5.3. Mức chỉ số

Cứ 5 đường đồng mức trên bản đồ đường đồng mức sẽ có 1 đường đồng mức được kẻ đậm và được ghi chú thêm độ cao chính xác của khu vực đó. Các kỹ sư có thể lấy đường đồng mức từ google earth nhằm phục vụ cho công tác đo đạc, trắc địa. 

5.4. Khoảng cao đều

Là sự chênh lệch độ cao giữa 2 đường đồng mức liên tiếp nhau, và chúng được sử dụng thống nhất trên cùng 1 tấm bản đồ. Thông thường, khoảng cao đều sẽ được ghi rõ trong phần ghi chú. Tuy nhiên, giữa các loại bản đồ và mỗi quốc gia sẽ có sự quy ước khác nhau về khoảng cao đều, cũng như phương pháp chiếu – thể hiện địa hình thật sự trên 1 mặt phẳng duy nhất.

Đôi khi, các đường đồng mức cũng được sử dụng để thể hiện khu vực sâu chứ không phải mỗi đỉnh núi. Và những đường đồng mức dạng này sẽ được đánh dấu gạch ngang hướng vào bên trong – nghĩa là khu vực bị thụt sâu. Khi tiến đến gần khu vực đó, bạn sẽ thấy độ cao của nó bị giảm dần.

>>> Xem thêm: Cách xác định tọa độ địa lý của một điểm trên bản đồ chính xác nhất

6. Ứng dụng đường đồng mức trong việc khảo sát địa hình

Trên mỗi bản đồ địa hình khác nhau thì các đường đồng mức sẽ được thể hiện rõ ràng và cụ thể để người dùng tìm ra các cao độ trung gian. Ngoài ra, đường đồng mức còn được ứng dụng để làm minh họa cho những cấu trúc như đập, cầu vượt hoặc các làn đường. Nhờ có đường đồng mức giúp hỗ trợ việc đọc bản đồ địa hình trở nên dễ dàng hơn. 

Để đo đạc những diện tích đất phục vụ cho nhu cầu khảo sát và thiết kế quy hoạch, các kỹ sư có thể nhìn vào bản đồ với các đường đồng mức để tính toán. Thông qua bản đồ để đưa ra những phương án và kế hoạch cụ thể nhằm phục vụ mục đích cải tạo, khai thác hoặc xây dựng trên địa hình mặt đất đã được tiến hành khảo sát.

Bài viết đã giải đáp các thông tin về đường đồng mức là gì, đường bình độ là gì. Thực tế, đường đồng mức đóng vai trò quan trọng trong công tác trắc địa. Chính vì vậy, những người muốn tìm hiểu về địa hình, trắc địa cần đặc biệt chú ý đến thông tin này. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số sản phẩm hỗ trợ cho công tác trắc địa được nhiều kỹ sư quan tâm:

Việt Thanh Group - Cung cấp máy trắc địa chính hãng giá rẻ