Thủy chuẩn kỹ thuật là gì? Đo thủy chuẩn để làm gì?
Thủy chuẩn kỹ thuật là gì? Đối với những người làm trong ngành trắc địa, phương pháp đo thủy chuẩn kỹ thuật đã không còn xa lạ nữa. Tuy nhiên, vẫn còn một số người thắc mắc thủy chuẩn kỹ thuật là gì và đo thủy chuẩn để làm gì. Tất tần tật những thắc mắc này sẽ được THC giải đáp trong bài viết sau đây.
Thủy chuẩn kỹ thuật là gì? Đo thủy chuẩn để làm gì?
Máy thủy chuẩn hay còn gọi là máy thủy bình. Đây là thiết bị đo đạc được dùng trong trắc địa, xây dựng. Máy hỗ trợ trong công tác đo đạc nhà xưởng, đường sá, kiểm tra cao độ sàn, san lấp mặt bằng, dẫn cao độ thành lập bản đồ,…
Máy thủy bình đo đạc với thông số chính xác cao đến từng milimet, thực hiện dễ dàng, tiện di chuyển đi lại, tăng năng suất công việc,... Chính vì những ưu điểm này mà hiện nay máy được nhiều khách hàng ưu tiên lựa chọn khi có nhu cầu đo đạc.
Thủy chuẩn kỹ thuật là gì?
Vậy đo thủy chuẩn để làm gì?
- Truyền độ cao giữa hai điểm đang cần xác định độ chênh lệch.
- Đo khoảng cách từ máy đến mia và đo các góc.
- Xác định cao độ của một điểm.
Nguyên lý đo thủy chuẩn
Bên cạnh thủy chuẩn kỹ thuật là gì, có nhiều khách hàng còn quan tâm đến nguyên lý đo thủy chuẩn. Nguyên lý đo thủy chuẩn kỹ thuật là dựa vào tia ngắm nằm ngang của máy thủy chuẩn để xác định chênh cao giữa hai điểm.
Ví dụ cần xác định chênh cao giữa hai điểm A và B, đặt máy thủy chuẩn tại điểm K, cân bằng máy chính xác để tạo tia ngắm nằm ngang. Mia máy được dựng thẳng đứng tại A và B, quay máy ngắm mia tại A đọc số theo chỉ ngang giữa được số a, tại B đọc được số b.
Quý khách có chênh cao giữa hai điểm A, B được tính theo công thức: hAB = a – b.
Nếu độ cao tại A là hA thì độ cao tại B được tính theo công thức: hB = hA + hAB.
Các phương pháp đo thủy chuẩn
Có 2 phương pháp đo thủy chuẩn kỹ thuật phổ biến hiện nay. Đó là:
Đo thủy chuẩn từ giữa
Đây là phương pháp thường được sử dụng nhất trong ngành trắc địa - xây dựng. Để xác định chênh cao giữa hai điểm, quý khách áp dụng đo thủy chuẩn từ giữa dựa vào tia ngắm nằm ngang.
Quý khách có thể bố trí trạm máy ở giữa với trường hợp khoảng cách giữa hai điểm A và B ngắn, độ dốc nhỏ. Quy định A là số đọc sau (kí hiệu là S), B là số đọc trước (ký hiệu T). Khi đó chênh cao giữa điểm A và B sẽ là: hAB = S – T.
Trên đoạn đo, quý khách phải đặt nhiều trạm máy như K1, K2, K3,… trong trường hợp cần xác định chênh cao mà khoảng cách giữa điểm A, B xa nhau hoặc giữa điểm A, B có độ dốc lớn. Các điểm để đặt mia là 1, 2, 3,…
Đo thủy chuẩn từ giữa
Đo thủy chuẩn phía trước
Ngoài đo thủy chuẩn từ giữa, quý khách còn có thể áp dụng phương pháp đo thủy chuẩn phía trước.
Trường hợp này, quý khách đặt máy tại mốc thủy chuẩn A đã biết độ cao, đo chiều cao máy là i, ngắm mia dựng tại B, đọc số đọc b.
Quý khách sẽ có chênh cao: hAB = i – b.
Độ cao điểm B sẽ là: hAB = hA + hAB = hA + (i - b).
Đo thủy chuẩn phía trước
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng lưới độ cao (lưới thủy chuẩn)
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng lưới độ cao được quy định chung như sau:
“1.1. Lưới độ cao quốc gia là lưới khống chế về độ cao thống nhất trong toàn quốc, được đo theo phương pháp đo cao hình học, là cơ sở để xác định độ cao phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng và nghiên cứu khoa học ở Việt Nam.
1.2. Lưới độ cao quốc gia được xây dựng theo trình tự từ hạng I, II, III, IV.
1.3. Lưới độ cao hạng I, II quốc gia là cơ sở để phát triển và khống chế các lưới độ cao hạng III, IV. Lưới độ cao hạng III, IV trực tiếp phục vụ cho các mục đích khác nhau.
1.4. Lưới độ cao quốc gia lấy mực nước biển trung bình quan trắc nhiều năm tại trạm nghiệm triều Hòn Dấu (Đồ Sơn, Hải Phòng) làm mực chuẩn “0” về độ cao. Độ cao được tính theo hệ thống chuẩn.
1.5. Lưới độ cao hạng I gồm những đường hạng I nối với nhau. Lưới độ cao hạng II gồm những đường hạng II nối với nhau hoặc đường hạng I, II nối với nhau tạo thành các vòng khép.
Các đường độ cao hạng I, II được bố trí dọc theo đường giao thông chính. Ở những vùng đi lại khó khăn thì bố trí dọc theo đường đất ổn định hoặc dọc theo bờ sông lớn.
1.6. Chu kỳ đo lặp lại tất cả các đường độ cao hạng I, II từ 20 đến 25 năm; trong trường hợp do hoạt động kiến tạo địa chất ảnh hưởng trực tiếp đến mạng lưới độ caoquốc gia thì có thể rút ngắn thời gian của chu kỳ đo lặp.
1.7. Lưới độ cao hạng III, IV được phát triển từ các mốc hạng I, II, được thiết kế thành các đường đơn hoặc thành đường vòng khép kín. Trường hợp địa hình khó khăn, đường độ cao hạng III, IV được thiết kế thành đường treo (không khép với hạng cao).
1.8.Chiều dài đường đo độ cao các hạng (tính theo km) không được dài hơn quy định nêu ở bảng 1.
Chiều dài tối đa đường bộ theo cấp hạng
1.9. Đường độ cao hạng I được xây dựng với độ chính xác cao bằng thiết bị và công nghệ tốt nhất tại thời điểm đó. Đường độ cao hạng I được đo đi, đo về bằng hai hàng mia (đối với máy thủy chuẩn điện tử đo 1 hàng mia) và đảm bảo sai số trung phương trên 1km không được vượt quá 0,50mm (đối với máy thủy chuẩn điện tử là 0,40mm), sai số trung phương hệ thống không được vượt quá 0,05mm.
1.10. Đường độ cao hạng II được đo đi, đo về bằng một hàng mia và đảm bảo sai số trung phương trên 1km không được vượt quá 1,00mm, sai số trung phương hệ thống không được vượt quá 0,15mm.
1.11. Đường độ cao hạng III được đo đi, đo về bằng một hàng mia. Đường độ cao hạng IV chỉ đo một chiều bằng một hàng mia. Đối với đường hạng IV treo, cần phải đo ngắm theo một trong các phương pháp dưới đây:
a) Đo đi và đo về;
b) Đo theo một chiều bằng hai hàng mia.
1.12. Sai số khép đường hoặc khép vòng của mỗi cấp hạng không được lớn hơn quy định tại bảng 2 dưới đây (đơn vị tính là mm).
1.13. Khi tính chênh cao đo được giữa các mốc độ cao hạng I, II và hạng III ở vùng núi, vùng mỏ phải đưa các số hiệu chỉnh chiều dài mia,nhiệt độ vào kết quả đo và tính hệ độ cao chuẩn. Khi tính hệ độ cao chuẩn thì số cải chính δch phải cộng vào số chênh cao đo được trước khi tính sai số khép. Trường hợp chưa đủ số liệu trọng lực để tính chuyển về hệ độ cao chuẩn thì chênh cao đo được phải hiệu chỉnh về hệ độ cao gần đúng (δch)gđ.
1.14.Phương pháp chuyền độ cao trong đo đạc tùy theo yêu cầu về độ chính xác của điểm chuyền độ cao để quyết định cấp hạng đo ngắm. Trường hợp địa hình không cho phép rẽ nhánh, việc đo độ cao rẽ nhánh phải bắt đầu từ điểm có cấp hạng cao hơn, chiều dài đường nhánh không vượt quá 50km.
1.15. Trên đường độ cao các hạng phải chôn mốc hoặc gắn dấu mốc lâu dài để lưu giữ lại độ cao. Phân biệt hai loại mốc độ cao: mốc cơ bản (mốc gắnhai dấu mốc) và mốc thường (mốc gắn 1 dấu mốc). Khoảng cách giữa hai mốc gọi là đoạn, một số đoạn tạo thành chặng.
1.16. Mốc độ cao lâu dài gồmhai loại:
a)Mốc cơ bản gồm có chôn chìm và gắn vào vỉa đá ngầm. Cách mốc cơ bản khoảng 50m – 150m phải chôn một mốc thường.
b)Mốc thường gồm có chôn chìm, gắn vào vỉa đá ngầm và gắn vào chân tường nhà cao tầng, móng cầu hoặc các vật kiến trúc kiên cố khác.
1.17. Mốc cơ bản được chôn cách nhau khoảng 50km – 60km trên đường hạng I, II và tại các điểm nút, gần trạm nghiệm triều, trạm thủy văn của sông, hồ lớn, công trình xây dựng lớn.
1.18. Trên đường độ cao các hạng (kể cả đường nhánh) mốc thường được chôn cách nhau 3km – 5km ở đồng bằng, cách nhau 4km – 6km ở vùng núi. Ở vùng khó khăn, khoảng cách giữa hai mốc được kéo dài đến 8km. Ở thành phố hoặc nơi xây dựng công trình lớn cũng có thể rút ngắn khoảng cách trên cho thích hợp.
1.19. Tên đường độ cao gồm tên cấp hạng (viết bằng số La Mã), tiếp đến là tên địa danh, nơi đặt mốc đầu, mốc cuối của đường độ cao với thứ tự ưu tiên theo địa danh hành chính và không trùng với tên đường đã có.
1.20. Tên điểm độ cao gồm 3 phần: Tên cấp hạng viết bằng chữ số La Mã, tiếp đến tên đường viết tắt bằng chữ in hoa trong dấu ngoặc đơn và cuối cùng là tên thứ tự điểm viết bằng chữ số Ả Rập.
1.21. Mốc độ cao các hạng phải lập ghi chú điểm theo quy định tại Phụ lục 4.
1.22. Máy thủy chuẩn dùng để đo chênh cao và thước Giơ-ne-vơ phải được kiểm nghiệm khi đạt yêu cầu kỹ thuật với cấp hạng đo mới được đưa vào sản xuất, kết quả kiểm nghiệm phải ghi vào lý lịch máy, giấy chứng chỉ của thước và mia.”
Hy vọng những thông tin vừa chia sẻ đã giải đáp được thắc mắc của quý khách về thủy chuẩn kỹ thuật là gì và đo thủy chuẩn để làm gì. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp máy thủy chuẩn nhưng để chọn mua được một sản phẩm chính hãng, quý khách nên tìm đến những công ty phân phối hoặc các đại lý bán lẻ có uy tín, chất lượng. Điều này giúp quý khách tránh mua nhầm hàng nhái, giả, kém chất lượng ở những cửa hàng không uy tín.
THC hiện đang là đơn vị phân phối các sản phẩm máy thủy bình lớn nhất tại Thanh Hóa. Đến với THC, quý khách hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm cũng như giá cả luôn tốt nhất thị trường.
Mua hàng tại THC, quý khách được hưởng các ưu đãi hấp dẫn như:
- Sản phẩm chính hãng 100%, có đầy đủ giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ.
- Giá cả tốt nhất trên thị trường.
- Sản phẩm bảo hành 12 tháng, kể từ ngày quý khách nhận hàng.
- Giao hàng tận nơi miễn phí trong phạm vi toàn quốc.
- Dịch vụ hậu mãi cực tốt dành cho quý khách.
Bài viết vừa chia sẻ đến quý khách những thông tin hữu ích về nguyên lý và các phương pháp đo thủy chuẩn kỹ thuật. Nếu quý khách có nhu cầu mua máy thủy chuẩn đo đạc, hãy liên hệ với THC theo số điện thoại: 0928939789. Đặt phương châm “Uy tín - Chất lượng” lên hàng đầu nên THCđảm bảo mang lại sự hài lòng tuyệt đối cho quý khách về sản phẩm cũng như dịch vụ.
Tin nổi bật
-
Tư vấn hướng nghiệp: Ngành kỹ sư trắc địa - Cơ hội việc làm, mức lương
-
Việt Thanh Group – đi đầu ứng dụng công nghệ RTK GNSS trong khảo sát địa hình tại Thanh Hóa
-
Máy toàn đạc tự động là gì? Một số tính năng phổ biến
-
Gốc tọa độ là gì và ứng dụng trong hệ tọa độ địa lý
-
Lidar là gì? Ứng dụng và xu hướng của Lidar trong ngành trắc địa
Tin tức liên quan
-
Tư vấn hướng nghiệp: Ngành kỹ sư trắc địa - Cơ hội việc làm, mức lương
-
Việt Thanh Group – đi đầu ứng dụng công nghệ RTK GNSS trong khảo sát địa hình tại Thanh Hóa
-
Máy toàn đạc tự động là gì? Một số tính năng phổ biến
-
Gốc tọa độ là gì và ứng dụng trong hệ tọa độ địa lý
-
Lidar là gì? Ứng dụng và xu hướng của Lidar trong ngành trắc địa