GLONASS là gì?

GLONASS là gì?

Nếu GPS là hệ thông định vị toàn cầu được phát triển bởi quân đội Hoa Kỳ, thì Glonass một hệ thống định vị khác được phát triển bởi quân đội Nga, cả hai được đánh giá là tương đương về mặt kỹ thuật công nghệ. Là đơn vị chuyên ứng dụng công nghệ cao trong ngành khảo sát, Công Ty Trắc ĐỊa Bản Đồ THC sẽ cho bạn thêm một số thông tin về Glonass.

Glonass là gì

Glonass là hệ thống định vị toàn cầu dựa trên các vệ tinh trong không gian bay xung quanh trái đất, hệ thống này cung cấp các dịch vụ định vị, dẫn đường, xác định thời gian một cách tin cậy, miễn phí và dành cho tất cả mọi người trên thế giới. 

hệ thống định vị toàn cầu glonass

Quốc gia nào phát triển Glonass?

Glonass được phát triển bởi Liên Xô với một số cột mốc thời gian như sau:

  • 1967 – Tàu vũ trụ đầu tiên của Liên Xô mang tên “Cyclone” được phóng lên quỹ đạo - khởi đầu của hệ thống định vị quỹ đạo thấp đầu tiên của Liên Xô. Nó bao gồm bốn vệ tinh được đặt trong quỹ đạo tròn ở độ cao 1000 km và độ nghiêng 83 độ và có thể cung cấp dữ liệu định với độ chính xác vài trăm mét. 
  • 1982 - Các chuyến bay thử nghiệm hệ thống định vị vệ tinh ở độ cao 20000 km, được gọi là GLONASS được bắt đầu với việc phóng Kosmos-1413, Kosmos-1414 và Kosmos-1415. 
  • 1991 – Hệ thống Glonass được tiếp tục bởi Liên bang Nga, nước chính thức tuyên bố hệ thống hoạt động vào năm 1993 và đưa lên trạng thái tối ưu với 24 vệ tinh hoạt động vào năm 1995.
  • Sau khi hoàn thành, hệ thống rơi vào tình trạng hư hỏng cùng với sự sụp đổ của nền kinh tế Nga và việc giảm tài trợ cho ngành công nghiệp vũ trụ. 
  • 2000 - tổng thống Vladimir Putin tập trung rót thêm nhiều kinh phí để vực lại hệ thống 
  • 2007 - Tổng thống Nga Putin đã ký sắc lệnh về hệ thống định vị GLONASS cung cấp dịch vụ miễn phí cho khách hàng trên toàn cầu.

Phóng vệ tinh glonass

Một số phiên bản của Glonass

  • GLONASS - được phóng vào năm 1982, nhằm mục đích hoạt động để định vị thời tiết, đo vận tốc và thời gian ở bất kỳ đâu trên thế giới hoặc không gian gần Trái đất của quân đội và các tổ chức chính thức.
  • GLONASS-M - ra mắt năm 2003 thêm mã dân sự thứ hai, đây là dấu mốc quan trọng để các nhà khảo sát phát triển đầu thu tin hiệu vệ tinh phục vụ đo vẽ bản đồ.
  • GLONASS-k - bắt đầu trở lại năm 2011 có thêm 3 loại nữa là k1, k2 và k. Thêm tần số dân dụng thứ ba.
  • GLONASS-K2 - ra mắt sau năm 2015 
  • GLONASS-KM - sẽ ra mắt sau năm 2025 (hiện đang trong giai đoạn nghiên cứu)

glonass k

Hiệu suất làm việc của GLONASS ra sao?

So với các hệ thống vệ tinh trong GNSS, Glonass có thể nói là không thua kém về mặt kỹ thuật sau khi trải qua hàng loạt quá trình lên xuống đầy khó khăn, tổng quát như sau:

  • Năm 2006, tín hiệu vệ tinh GLONASS cung cấp cho người dùng dân sự, hiệu suất đạt được chỉ khoảng 30 mét.
  • Năm 2007, tổng thống Vladimir Putting đã yêu cầu toàn bộ hệ thống phải được cung cấp cho tất cả mọi người. và độ hiệu suất được tăng lên đáng kể, độ chính xác đạt tới khoảng 10 mét, nhưng vẫn kém hơn hiệu suất của GPS.
  • Ngày nay, sau rất nhiều lần đầu tư nghiên cứu, cải tiến,hiệu suất làm việc của hệ thống GLONASS đã đạt tới độ chính xác ngang bằng với GPS

Một số thông tin xung quanh Glonass

  • Từ năm 2011 đến năm 2020, chính phủ Nga đã đầu tư tổng cộng 15 tỷ đô và hệ thống định vị Glonass của mình
  • Có 24 vệ tinh thuộc hệ thống Glonass đang hoạt động và bay xung quanh trái đất
  • Chiều cao quỹ đạo của Glonass là 21150km
  • Độ nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo là 64.8 độ
  • Chu kỳ quỹ đạo của một vệ tinh là 11 giờ và 16 phút

vệ tinh glonass trong không gian

Hai dịch vụ chính của GLONASS

  • SPS - Standard Positioning Service - là một dịch vụ mở, miễn phí cho người dùng trên toàn thế giới - được cung cấp trong dải băng tần G1, G2.
  • PPS - Precise Positioning Service - chỉ được giới hạn cho mục đích quân sự của Nga và các nước đồng minh.

Nhờ có dịch vụ của Glonass, mà bộ thu tín hiệu GNSS Receiver hay còn gọi là máy RTK ngày nay có thể theo dõi các vệ tinh của Glonass, giúp cải thiện đáng kể độ chính xác trong quá trình đo đạc, trắc địa bản đồ.

Xem thêm: