IRNSS Là Gì?

IRNSS Là Gì

Nếu bạn đang tìm thông tin về IRNSS là gì, thì bạn đã tìm đúng chỗ! Công Ty Trắc Địa Bản ĐỒ THC là đơn vị đầu ngành trong việc phân phối máy trắc địa nói chung và máy thu tín hiệu vệ tinh GNSS Receiver nói riêng sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn về vấn đề này!

IRNSS là gì

IRNSSviết tắt của Indian Regional Navigation Satellite System, là hệ thống định vị khu vực của Ấn Độ, được phát triển bởi Tổ Chức Nghiên Cứu Không Gian Ấn Độ. Hệ thống náy có tác dụng định vị, chỉ đường và một số ứng dụng chỉ giới hạn tại Ấn Độ và các khu vực lân cận nằm trong bán kính 1500km tính từ biên giới Ấn Độ.

Hệ thống dự kiến sẽ cung cấp khả năng quan sát vị trí, vận tốc và thời gian theo thời gian thực chính xác cho người dùng trên nhiều nền tảng khác nhau với khả năng cung cấp dịch vụ 24 giờ x 7 ngày trong mọi điều kiện thời tiết.

Hệ thống này không phải là hệ thống định vị phủ sóng trên toàn cầu như hệ thống GPS của Mỹ, Beidou của Trung Quốc, Glonass của Nga hay Galileo của liên minh Châu Âu.

hệ thống định vị vệ tinh khu vực Ấn ĐỘ IRNSS

3 thành phần chính của IRNSS

Cũng giống như các hệ thống vệ tinh GNSS trên toàn cầu khác, hệ thống định vị vệ tinh IRNSS của Ấn Độ cũng có 3 thành phần chính:

  • Thành phần không gian: Phần không gian của IRNSS gồm 8 vệ tinh. Trong đó, 3 vệ tinh là các vệ tinh địa tĩnh tại các vị trí 34E, 83E và 131.5E. 5 vệ tinh là các vệ tinh hoạt động trên quỹ đạo đồng bộ với trái đất (cùng độ cao với vệ tinh địa tĩnh) và cắt mặt phẳng xích đạo tại các điểm 55E và 111.5E. Các vệ tinh này sử dụng các tần số định vị tại tại tần số L5 (1164.45 – 1188.45 MHz) và tại băng tần S (2483.5 - 2500.0 MHz), sử dụng các điều chế BPSK và BOC(5,2), tín hiệu của các vệ tinh được phân biệt nhờ sử dụng công nghệ CDMA.
  • Thành phần mặt đất: Thành phần mặt đất gồm các trạm điều khiển đặt tại Ấn Độ và một trạm chính Master Control Center nhằm điều khiển, định hướng, theo dõi, giám sát tính toàn vẹn, ổn định của hệ thống IRNSS
  • Thành phần người dùng: Người dùng sẽ nhận được tín hiệu từ IRNSS thông qua các máy thu tín hiệu vệ tinh như điện thoại thông minh, các thiết bị chuyên dụng như máy gps rtk 2 tần, qua đó biết được vị trí, thời gian và đường đi. Các thiết bị chuyên dụng sẽ thu được tín hiệu từ nhiều hệ vệ tinh hơn, và có vị trí chính xác hơn các thiết bị cá nhân

Hiệu suất của IRNSS

Hệ thống IRNSS hiện cung cấp hai loại dịch vụ: 

  • SPS -  Standard Position System: Dịch vụ Định vị Tiêu chuẩn
  • RS - (Dịch vụ bị hạn chế / được ủy quyền)

Cả hai dịch vụ này sẽ được cung cấp ở hai tần số, một ở băng tần L5 và một ở băng tần S (S-band)

Hệ thống này cung cấp độ chính xác vị trí tuyệt đối cao hơn 10 mét trong phạm vi biên giới Ấn Độ và tốt hơn 20 mét (66 ft) ở Ấn Độ Dương cũng như một khu vực kéo dài khoảng 1.500 km (930 mi) xung quanh Ấn Độ .
Tuy nhiên, so sánh với các hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu khác, tín hiệu của IRNSS được cho là ổn định hơn do có tần số kép S và L.

Đọc thêm: