QZSS Là Gì
Trên thông số kỹ thuật về hiệu suất thu tín hiệu vệ tinh của các máy GPS RTK hiện tại, các bạn sẽ thất rất nhiều máy đề cập về thông số QZSS. Vậy QZSS là gì, hãy để Công Ty Trắc Địa Bản Đồ THC cung cấp cho bạn thông tin về vấn đề này nhé.
QZSS là gì
QZSSviết tắt của Quasi-Zenith Satellite System - là một hệ thống định vị vệ tinh được phát triển bởi Nhật Bản. Mục tiêu của QZSS là cung cấp các dịch vụ định vị chính xác và ổn định cao trong khu vực Châu Á - Châu Đại Dương, tương thích với GPS và các hệ vệ tinh GNSS toàn cầu khác. Dịch vụ của QZSS được cung cấp vào năm 2018.
Sự hình thành và phát triển của QZSS
QZSS được chính phủ Nhật Bản cho phép vào năm 2002. Lúc đầu, hệ thống được phát triển bởi nhóm Advanced Space Business Corporation (ASBC), bao gồm Mitsubishi Electric Corp., Hitachi Ltd., và GNSS Technologies Inc.
Năm 2007 , khi ASBC sụp đổ, công trình được tiếp quản bởi JAXA cùng với Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Định vị Vệ tinh (SPAC), được thành lập vào tháng 2 năm 2007 và được sự chấp thuận của các Bộ trưởng liên quan đến nghiên cứu và phát triển QZSS.
Năm 2010, hoạt động đầu tiên được diễn ra với việc phóng các vệ tinh của hệ thống QZSS lên quỹ đạo. Tất cả chức năng của vệ tinh cùng trạm điều khiển mặt đất đã đi vào hoạt động và mang lại hiệu quả.
Các thử nghiệm đã chỉ ra rằng, một thiết bị thu tín hiệu vệ tinh của QZSS lẫn GPS có độ chính xác cao hơn 10% so với một thiết bị khác chỉ thu tín hiệu GPS.
Năm 2011, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định đẩy nhanh việc triển khai QZSS để hệ thống có 7 vệ tinh trong tương lai.
Tổng quan về các thành phần của QZSS
Giống như các hệ thống GNSS đang hoạt động khác, QZSS cũng có 3 thành phần:
Thành phần không gian: Tính đến thời điểm đầu năm 2021, hệ thống QZSS có tổng cộng 4 vệ tinh bay trên quỹ đạo, và đang được hoàn thiện để tới năm 2024, Nhật Bản sở hữu 7 vệ tinh trong hệ thống định vị vệ tinh QZSS.
Thành phần mặt đất: Gồm các trạm điều khiển mặt đất nhằm theo dõi, giám sát sự hoạt động của các vệ tinh, cũng như thu phát, hiệu chỉnh tín hiệu của các vệ tinh đó.
Thành phần người dùng: Người dùng khi trang bị thiết bị thu tín hiệu vệ tinh QZSS cùng các vệ tin khác có thể xác định được vị trí, thời gian, hướng đi của mình.
Ý nghĩa của QZSS trong ngành đo đạc
Về mặt kỹ thuật, các máy GPS RTKcó thể xác định được tọa độ điểm khi quan sát được ít nhất 4 vệ tinh trong không gian. Tuy nhiên, số lượng vệ tinh quan sát được càng nhiều, thì tín hiệu càng ổn định, vị trí xác định được càng chính xác. QZSS đã góp phần không nhỏ giúp công tác đo đạc, khảo sát được nhanh hơn, tin cậy hơn và chính xác hơn, giúp công việc hiệu quả hơn.
Tham khảo:
Tin nổi bật
-
Tư vấn hướng nghiệp: Ngành kỹ sư trắc địa - Cơ hội việc làm, mức lương
-
Việt Thanh Group – đi đầu ứng dụng công nghệ RTK GNSS trong khảo sát địa hình tại Thanh Hóa
-
Máy toàn đạc tự động là gì? Một số tính năng phổ biến
-
Gốc tọa độ là gì và ứng dụng trong hệ tọa độ địa lý
-
Lidar là gì? Ứng dụng và xu hướng của Lidar trong ngành trắc địa
Tin tức liên quan
-
Tư vấn hướng nghiệp: Ngành kỹ sư trắc địa - Cơ hội việc làm, mức lương
-
Việt Thanh Group – đi đầu ứng dụng công nghệ RTK GNSS trong khảo sát địa hình tại Thanh Hóa
-
Máy toàn đạc tự động là gì? Một số tính năng phổ biến
-
Gốc tọa độ là gì và ứng dụng trong hệ tọa độ địa lý
-
Lidar là gì? Ứng dụng và xu hướng của Lidar trong ngành trắc địa